Tin nông nghiệp Vài kinh nghiệm kỹ thuật trồng cây nhót ra nhiều trái vô cùng đơn giản

Vài kinh nghiệm kỹ thuật trồng cây nhót ra nhiều trái vô cùng đơn giản

Author An Dương, publish date Wednesday. March 21st, 2018

Vài kinh nghiệm kỹ thuật trồng cây nhót ra nhiều trái vô cùng đơn giản

Kỹ thuật trồng cây nhót sao cho quả sai trĩu cành là một điều không hề khó bởi đây là giống cây tương đối dễ phát triển trong mọi điều kiện thời tiết khác nhau.

Kỹ thuật trồng cây nhót cho quả sai không mất nhiều thời gian. Ảnh minh họa

Đặc điểm và tác dụng của quả nhót

Nhắc tới cây nhót có lẽ không ai không biết tới đây là loại quả có hình bầu dục, to bằng ngón chân cái, màu đỏ căng mọng có vị chua chua hấp dẫn nhiều người. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm.  

Theo các thực nghiệm về sinh học, lá nhót có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều chủng vi khuẩn gram dương và gram âm; đặc biệt đối với các chủng trực khuẩn lỵ: Shigella dysenteria, Shigella shiga, Shigella flexneri, Shigella sonnei.

Với nhiều tác dụng trên nên hiện nay có rất nhiều người lựa chọn trồng cây nhót tại nhà vừa làm cảnh, làm bóng mát lại lấy quả ăn, chữa bệnh hiệu quả

Điều kiện thời tiết thích hợp trồng cây nhót

Cây nhót thuộc loài ưa khí hậu lạnh nên rất thích hợp với thời tiết lạnh miền Bắc. Tuy nhiên đây cũng là giống cây có thể thích hợp với thời tiết nóng nên có thể trồng ở bất cứ vùng nào cũng được.

Cách chọn giống trồng cây nhót tốt nhất

Việc chọn giống không cần quá cầu kỳ chỉ cần đảm bảo giống mua ở nơi uy tín, không sâu bệnh, bầu cây phải mập mạp, khỏe.

Thời vụ trồng cây nhót

Nhót được trồng 2 vụ trong năm ở các tỉnh phía bắc. Vụ xuân trồng tháng 2-4. Vụ thu trồng tháng 8-10. Mật độ trồng 4 m x 3 m x 1 cây.

Đất trồng phù hợp cho cây nhót

Kỹ thuật trồng cũng đơn giản, trồng được ở nhiều loại đất như phù sa ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng núi,…thoát nước tốt, độ pH từ 5,5-7.

Kỹ thuật trồng cây nhót

Trồng cây nhót bằng cách ghép hoặc cành chiết. Để trồng cần tạo hố trồng rộng 0,8 – 1m, sâu 0,6 – 0,8m. Trước khi đem trồng cần tiến hành bón phân chuồng loại mục cùng phân lân tạo dinh dưỡng cho gốc cây dễ phát triển. Khi trồng cây nhót xong cũng phải tiến hành tưới ẩm nước và giữ cố định cho cây bằng cách cắm cọc.

Cách làm giàn cho cây nhót

Làm giàn là biện pháp kỹ thuật không thể thiếu được khi trồng và thâm canh cây nhót. Nên làm giàn cố định bằng cột trụ bê tông cốt thép, mặt giàn chăng bằng dây nhôm, giây thép không ghỉ cỡ to để sử dụng cho nhiều năm cho hiệu quả kinh tế cao. Giàn nên làm thấp để tiện khi thu hoạch.

Chăm sóc cây nhót

Thời kỳ đầu trồng cây nhót cần chăm chỉ tưới nước giúp cây có đủ dinh dưỡng, độ ẩm để phát triển. Trong thời kì cây cho quả cần bón phân vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 sau khi thu quả, phân chuồng 30-50kg, đạm urê 0,5-1kg, kali sunfat 0,2-0,5kg,  lân supe 1-3kg.  Đối với cây con 1-2 tuổi, bón 2 tháng 1 lần các thành phần: urê 50 – 100g; kali 25 – 50g; supe lân 100 – 200g bón 2 tháng 1 lần. Khi cây được hai năm tuổi trở lên cần bón thêm 30 kg phân chuồng vào tháng 3 sẽ giúp cây có đủ chất dinh dưỡng nuôi sống cây cho những năm tiếp theo.


Thu nhập ổn định nhờ nuôi heo rừng Thu nhập ổn định nhờ nuôi heo rừng Thu lãi cao từ trồng bí lấy đọt Thu lãi cao từ trồng bí lấy đọt