Mô hình kinh tế Vải thiều Lục Ngạn chờ xuất ngoại
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Vải thiều Lục Ngạn chờ xuất ngoại

Publish date Friday. April 17th, 2015

Vải thiều Lục Ngạn chờ xuất ngoại

Tín hiệu vui và những đòi hỏi ngặt nghèo

Thông tin Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp phép cho nhãn, vải của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Mỹ thông qua phương pháp chiếu xạ là tín hiệu vui nhưng cũng đặt ra thách thức cho người trồng vải Lục Ngạn. Bởi lẽ, Mỹ là một thị trường khó tính với những đòi hỏi về quy trình kỹ thuật sản xuất rất khắt khe.

Cụ thể, trái cây phải được trồng ở vùng đăng ký và được ngành chức năng theo dõi, bảo đảm không có mầm bệnh. Trước khi xuất khẩu phải được chiếu xạ chống ký sinh trùng. Đặc biệt, là quy định ngặt nghèo liên quan đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Hiện nay, vùng sản xuất vải thiều xuất khẩu sang Mỹ tại xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã xây dựng được mã số vùng trồng theo yêu cầu của Mỹ. Theo đó, các tổ hợp tác, hợp tác xã trồng nhãn có quy mô từ 10 ha trở lên trong một vùng không gian gần kề tại các thôn Kép 1, Ngọt, Phương Sơn được cấp mã số. Những mã số đó sẽ giúp các nhà nhập khẩu Mỹ truy suất được nguồn gốc sản phẩm.

Đặc biệt, các tổ sản xuất, hợp tác xã phải áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, phải bọc trái cây trước thu hoạch tối thiểu 3 tuần. Nông dân có thể sử dụng các nhóm thuốc thay thế khác trong quá trình chăm sóc nhưng phải bảo đảm đủ thời gian cách ly tính đến ngày thu hoạch.

Dồn sức cho vụ vải

Để đáp ứng được yêu cầu của phía Mỹ, nông dân vùng vải thiều VietGAP thuộc 3 thôn: Kép 1, Ngọt, Phương Sơn, xã Hồng Giang đã quy hoạch lại vườn, khu chăn nuôi, thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật đúng nơi quy định; ghi nhật ký làm vườn đầy đủ theo hướng dẫn. Người dân vùng vải xuất khẩu đã làm quen với quy trình sản xuất sản phẩm sạch.

Là một trong những hộ được lựa chọn sản xuất vải thiều xuất khẩu sang Mỹ, thời điểm này gia đình anh Nguyễn Văn Lưu và chị Phạm Thị Nhàn, thôn Kép 1, xã Hồng Giang đang tập trung chăm sóc gần 200 cây vải thiều theo tiêu chuẩn. Công tác vệ sinh vườn bãi và bổ sung dinh dưỡng cho vải thiều bằng bón phân NPK, kali và một số loại phân vi lượng theo tiêu chuẩn đã được gia đình anh đặc biệt quan tâm. Hiện nay, cây vải đang sinh trưởng và phát triển tốt.

Anh Lưu bộc bạch: “Trồng vải xuất khẩu đòi hỏi quy trình sản xuất khắt khe hơn rất nhiều so với trồng vải trước đây. Qua các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật chúng tôi đã có thêm kinh nghiệm để áp dụng vào sản xuất”.

Theo anh Giáp Văn Vang, Trưởng thôn Kép 1, xã Hồng Giang thì sau hơn 2 năm tiếp cận và sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP, bà con địa phương đã áp dụng thuần thục quy trình này. Nhờ đó, bước vào sản xuất vải thiều xuất khẩu sang Mỹ người dân đã làm quen rất nhanh. Cũng theo anh Vang, toàn thôn Kép 1 có 95 ha trồng vải thì gần 50% diện tích đã được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và Globel GAP bảo đảm các điều kiện để xuất khẩu.

Được biết, năm 2015, diện tích vải thiều toàn huyện Lục Ngạn là 17.800 ha (trong đó vải thiều chín sớm là 1.750 ha) với sản lượng ước đạt 75 nghìn tấn. Thực hiện kế hoạch triển khai xuất khẩu vải thiều sang Mỹ, UBND huyện Lục Ngạn đã tích cực phối hợp với Sở Nông nghiệp- PTNT, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tiến hành điều tra, khảo sát hơn 300 hộ dân trồng vải tại xã Hồng Giang (huyện Lục Ngạn), trên cơ sở đó đã lựa chọn được 109 hộ dân với diện tích hơn 60 ha tại 3 thôn: Kép 1, Ngọt, Phương Sơn để cấp mã vùng xuất khẩu vải thiều.

Thực tế sản xuất cho thấy, tỷ lệ vải ra hoa đạt trên 90%, khả năng đậu quả cao. Ông Lê Bá Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết: Để bảo đảm chất lượng vải thiều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ, UBND huyện đã chỉ đạo triển khai, hướng dẫn các hộ nông dân chăm sóc vải ra hoa theo quy trình, kỹ thuật.

Đồng thời, phối hợp các đơn vị liên quan trên địa bàn huyện, tiến hành kiểm tra kết hợp tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở, đại lý buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện ký cam kết không bán thuốc bảo vệ thực vật có chứa 5 nhóm hoạt chất mà phía Mỹ cấm sử dụng. Đối với các hộ dân được chọn cấp mã xuất khẩu cũng phải ký cam kết cấm dùng và làm vệ sinh vườn bãi theo sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Dự kiến tháng 5 năm nay tỉnh sẽ đón đoàn chuyên gia nước ngoài thăm vùng vải dự án; chuyển 500 kg vải tươi sang Mỹ kiểm tra trước khi chiếu xạ với số lượng lớn vào tháng 6. Như vậy, thời gian đưa vải thiều sang Mỹ không còn nhiều, chính quyền, ngành chức năng và người dân nơi đây đang dồn sức cho chăm sóc nhằm bảo đảm các điều kiện tốt nhất để sản phẩm vải thiều Lục Ngạn đáp ứng được yêu cầu của thị trường Hoa Kỳ.

Theo kế hoạch sản xuất vải thiều xuất khẩu của Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang, giai đoạn 2016 - 2020 toàn tỉnh có từ 150 đến 250 ha vải GlobalGAP; duy trì 10 nghìn ha vải VietGAP để phục vụ xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước EU.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Bảo Thắng (Lào Cai) có hơn 19 ha cây thanh long Bảo Thắng (Lào Cai) có… Thanh long rớt giá do ùn tắc cửa khẩu Thanh long rớt giá do…