Mô hình kinh tế Vành đai chăn nuôi biên giới phía Bắc

Vành đai chăn nuôi biên giới phía Bắc

Publish date Thursday. November 26th, 2015

Vành đai chăn nuôi biên giới phía Bắc

Theo TS Hạ Thúy Hạnh, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, để giải quyết vấn đề này, mấu chốt là phải tạo được nguồn giống gia cầm bố mẹ tại chỗ, giúp người dân chủ động chăn nuôi, tạo vành đai ngăn chặn bệnh dịch từ biên giới.

Nhức nhối gà giống lậu

Từ năm 2014, Trung tâm KNQG đã triển khai dự án xây dựng mô hình SX giống gia cầm cho 7 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Lạng Sơn và Quảng Ninh.

TS Hạ Thúy Hạnh, chủ nhiệm dự án cho biết, chăn nuôi gia cầm quy mô nông hộ có ưu thế là quay vòng vốn nhanh, thời gian nuôi ngắn, đầu tư không nhiều, có thể tận dụng được nguồn sản phẩm phụ, nhân lực nhàn rỗi.

Mặt khác, sản phẩm dễ tiêu thụ và là món ăn phổ biến của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc.

Biên giới phía Bắc trải dài trên toàn bộ 1.406 km đường biên đất liền giữa nước ta với Trung Quốc.

7 tỉnh miền núi phía Bắc có 1.194 xã thì có đến 923 xã khó khăn.

Điều kiện đi lại, vận chuyển là trở ngại cho người chăn nuôi.

Theo Cục Chăn nuôi, giống gia cầm nuôi tại 7 tỉnh biên giới phía Bắc khá phong phú.

Ngoài các giống bản địa do người dân tự lai tạo hoặc cung cấp từ các cơ sở giống trong nước, do chính sách mậu biên, nhiều giống không rõ nguồn gốc từ Trung Quốc cũng được đưa vào nuôi.

Nhìn chung, chất lượng con giống không đảm bảo và không kiểm soát được dịch bệnh.

Lợi dụng đường biên dài khó kiểm soát, giá gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc bên kia biên giới rẻ, việc nhập lậu và đi sâu vào nội địa diễn biến rất phức tạp gây nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh nguy hiểm.

Điều này cũng làm tăng nguy cơ dịch bệnh với đàn gia cầm trong nước, khó khống chế bệnh cúm gia cầm với ngày càng nhiều chủng độc lực mới như H5N1, H7N9, H8N10… gây nguy cơ truyền bệnh cho con người.

Ông Nguyễn Văn Đức, PGĐ Sở NN-PTNT Quảng Ninh cho biết, ngành chăn nuôi của địa phương này ngày càng tăng trưởng.

Quảng Ninh có 132 km đường biên giáp với Trung Quốc.

Những năm qua, Quảng Ninh đã dùng nhiều biện pháp “trấn áp” tình trạng nhập lậu gia cầm qua biên giới.

Mỗi năm bắt và xử lý hàng trăm vụ.

Riêng gà giống, trung bình bắt và xử lý mỗi năm hơn nửa triệu con, nguy cơ gây dịch cúm gia cầm ở mức cao.

Hình thành vành đai

Tại Quảng Ninh, đã có 32 hộ dân tại huyện Tiên Yên, TP Cẩm Phả, TP Hạ Long tham gia mô hình SX vịt biển 15 sinh sản với số lượng 4.000 con giống.

Đây là sản phẩm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên (Viện Chăn nuôi).

Sau hai năm, Quảng Ninh đã nhân được 50.000 con giống.

TS Hạ Thúy Hạnh cho biết, việc đưa con giống vào xây dựng mô hình dựa trên nhu cầu của từng địa phương.

Nhìn chung, người dân tiếp nhận mô hình tương đối tốt.

Đặc biệt, tại Quảng Ninh, Trung tâm KNQG đã đưa vào nuôi giống vịt biển 15 nhằm tận dụng phù du ven biển, lượng thức ăn, công chăm sóc giảm rõ rệt.

Vịt biển tỏ ra thích nghi, khả năng tốt, cho đẻ bói khi chỉ mới 21 tuần tuổi.

Bên cạnh việc hỗ trợ con giống gia cầm bố mẹ, mỗi mô hình, dự án còn cung cấp 1 máy ấp (11.500 quả/mẻ) và 1 máy nở (3.000 quả/mẻ).

Những hộ tham gia mô hình được tập huấn sử dụng thành thạo máy ấp nở, kỹ thuật ấp nở gia cầm và các biện pháp an toàn sinh học tối thiểu cho ấp nở gia cầm nông hộ.

Thông qua dự án, người dân đã ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng con giống. Họ chỉ mua giống ở những cơ sở ấp nở trong mô hình.

Ông Nguyễn Văn Thanh, phường Hà Phong (TP Hạ Long) chia sẻ, dù là giống mới, nuôi trong 4 tháng, nhưng việc chăm sóc tương đối dễ dàng.

Tỷ lệ sống của vịt biển đạt đến 95% và cho những quả trứng đầu tiên.

Điểm nổi trội là vịt biển vô cùng thích nghi với điều kiện chăn nuôi của Quảng Ninh.

Đây là loài có thể sống và uống nước mặn, lợ.

Ông Thanh khẳng định, sau khi dự án kết thúc, gia đình vẫn tiếp tục chăn nuôi vịt biển.

Lý do bởi, tại Quảng Ninh, nhu cầu con giống chất lượng, khác biệt như vịt biển là rất lớn, tiềm năng thị trường luôn rộng mở.

TS Nguyễn Văn Duy, GĐ Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên cho biết, vịt biển 15 là sản phẩm do trung tâm nghiên cứu, chọn tạo từ năm 2012 - 2014.

“Đây là dự án mang lại lợi ích cả về mặt kinh tế - xã hội, an ninh biên giới và an toàn dịch bệnh.

Dự án thực hiện ở các xã biên giới tuy gặp nhiều khó khăn, song chúng tôi sẽ tiếp tục đề nghị Bộ NN-PTNT cho phép mở rộng để đáp ứng nhu cầu SX...” - TS Hạ Thúy Hạnh.

Đến nay, vịt biển được nuôi ở các vùng biển đảo khắc nghiệt như Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc...

cho tới vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh).

Vịt biển 15 có thể sống ở mọi vùng nước, uống nước biển thay nước ngọt.

Tốc độ sinh trưởng, trọng lượng vượt trội hơn hẳn so với các giống vịt bản địa.

Tại Lào Cai, Trung tâm KNQG cũng triển khai mô hình SX gà Lương Phượng, Đông Tảo tại hai xã Sơn Hải, Phong Niên (huyện Bảo Thắng), quy mô 4.000 con giống.

Ông Đặng Danh Bộ, Trưởng phòng Chăn nuôi kỹ thuật & chuyển giao TBKT (Trung tâm KN- KN Lào Cai) cho biết, đây là hai xã nằm trong vùng quy hoạch chăn nuôi gia cầm.

Những hộ tham gia dự án ở gần nhau, thuận tiện giao thông đi lại, đã có kinh nghiệm SX giống gia cầm.

Kết quả theo dõi, tỷ lệ sống của đàn gà dự án đạt 92%, tương đương 1.748 con.

Sau khoảng 5 tháng 13 ngày, gà bắt đầu đẻ trứng.

Năng suất trứng/mái/chu kỳ đẻ khoảng 165 quả.

Hạch toán kinh tế, mô hình này cho lãi khoảng trên 1 tỷ đồng.

Ông Bộ cho biết, từ kết quả của dự án, Lào Cai đã đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng thêm 20 cơ sở, SX hàng trăm nghìn con giống chất lượng đưa ra thị trường.

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi khẳng định, hiệu quả dự án là rất tốt trong bối cảnh tình trạng nhập lậu con giống còn nhiều phức tạp, việc xây dựng các cơ sở SX giống gia cầm tại chỗ là cần thiết.

Theo ông Trọng, dự án cần được mở rộng với quy mô lớn hơn để phục vụ nhu cầu giống gia cầm cho người dân các tỉnh biên giới phía Bắc.

Năm 2015, Cục Chăn nuôi và Trung tâm KNQG đã đề nghị Bộ NN-PTNT đã cho phép mở rộng quy mô dự án tại 7 tỉnh.

Tuy nhiên, do ngân sách hạn chế nên chưa được triển khai.

Vì vậy, năm 2016 Trung tâm KNQG cần tiếp tục đề xuất...


Nông dân hào hứng với ngày hội chăm sóc ruộng đồng Nông dân hào hứng với ngày hội chăm… Biogas leo đồi Biogas leo đồi