Vì sao Hậu Giang hạ được giá thành SX lúa?
Riêng giá thành sản xuất lúa vụ ĐX 2015 - 2016 tại Hậu Giang là 2.802 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang cho rằng, thành công lớn nhất của ngành là hạ được giá thành sản xuất lúa hàng hóa trong dân.
Từ chỗ hơn 4.000 đồng/kg, đã giảm xuống dưới 3.000 đồng/kg, thấp nhất ĐBSCL. Đó là nhờ thực hiện các giải pháp chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiệu quả, đưa cơ giới xuống ruộng. Qua đây, không chỉ góp phần nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm lúa gạo Hậu Giang ở thương trường, mà còn cải thiện thu nhập nông hộ trước vô số thời cơ trên bước đường hội nhập phía trước.
Năng suất và sản lượng lúa ở Hậu Giang sẽ tăng hơn nữa, nếu người dân áp dụng tốt những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa đang được các ngành chức năng khuyến cáo như “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” và quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
Từ thực tiễn sản xuất trong thời gian qua cho thấy, các mô hình áp dụng kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến đã giúp giảm được lượng giống, phân bón, kể cả số lần phun thuốc trừ sâu mà vẫn đảm bảo năng suất, sản lượng so với phương thức truyền thống. Qua đó đã từng bước nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Đáng nói là hàng loạt nhà nông trên khắp các cánh đồng vàng nằm trong vùng quy hoạch lúa nguyên liệu 32.000ha của tỉnh Hậu Giang đã đẩy mạnh liên kết sản xuất theo hướng hàng hóa lớn, gắn với nhu cầu thị trường.
Nổi bật cánh đồng lớn (CĐL) đang khẳng định là mô hình canh tác lúa kiểu mẫu ở nhiều địa phương, với tổng diện tích hiện hơn 1.750ha. CĐL được kỳ vọng sẽ từng bước nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo, cải thiện đời sống cho nhà nông Hậu Giang. Bởi theo đánh của ngành chuyên môn tỉnh, làm theo CĐL có thể giảm giá thành từ 200 - 300 đồng/kg lúa nguyên liệu, trong khi năng suất tăng từ 0,4 - 0,6 tấn/ha.
Ông Lê Hoàng Buôl, ngụ ấp 7, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, cho rằng: “Làm nông thời nay, ngoài chuyện áp dụng khoa học - kỹ thuật canh tác tiến bộ như “3 giảm 3 tăng", "1 phải 5 giảm”, thì cần tính đến phương thức làm ăn lớn”.
Vì thế, mấy năm gần đây, thay vì tranh thủ gieo sạ những loại giống ngắn ngày, có phẩm chất gạo thấp cho kịp mùa vụ, ông luôn phát huy tối đa lợi thế đất canh tác rộng, lại nằm trong từng khu vực đê bao, thủy lợi nội đồng hoàn thiện để làm lúa chất lượng cao. Khởi đầu vụ đông xuân, ông Buôl làm lúa Jasmine, còn lại 2 vụ hè thu và thu đông thì trồng giống OM 5451.
Hiện giá thành sản xuất lúa của Hậu Giang dưới mức 3.000 đ/kg
Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã giữ ổn định diện tích gieo trồng lúa trên 200.000 ha/năm. Đặc biệt là sản xuất lúa đang có xu hướng phát triển, với năng suất bình quân tăng dần từ 6,5 lên 7,3 tấn/ha. Hiện nay, sản lượng hàng năm đạt hơn 1,2 triệu tấn lúa hàng hóa, góp phần cùng các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL tạo nên vựa lúa lớn nhất cả nước.
Trước khi gieo sạ, ông Buôl đều thuê nhân công cày ải, đánh đường nước, san phẳng mặt ruộng kỹ càng bằng cơ giới. Đồng thời, sử dụng giống cấp xác nhận do chính ông nhân ra và xuống giống tập trung, né rầy, kết hợp với biện pháp sạ thưa để tiết kiệm chi phí sản xuất bước đầu.
Trong quá trình canh tác, ông Buôl còn tận dụng hầu như hết công suất trang thiết bị, máy móc hiện có trong nhà. Máy xới, dụng cụ sạ hàng, kể cả máy gặt đập liên hợp phục vụ mục tiêu điều tiết lịch thời vụ gieo sạ và thu hoạch đồng loạt theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, chủ động hoàn toàn từ khi xuống giống đến thời điểm thu hoạch.
Ông Bùi Văn Chiến đang canh tác 1ha lúa trên cánh đồng ấp 3B, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, cho rằng: “Tình hình thiên tai, dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, nên nhà nông chúng tôi luôn xem khoa học - kỹ thuật là một trong những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa hàng hóa”.
Do đó, mỗi năm 3 vụ, ông Chiến luôn quan tâm áp dụng cách thức phòng trừ dịch bệnh tiến bộ như phương pháp “4 đúng” nhằm tránh trường hợp bón phân, phun xịt bừa bãi gây lãng phí, ảnh hưởng môi trường sinh thái, sức khỏe bản thân. Cũng như tranh thủ gieo sạ đúng lịch thời vụ, né rầy, góp phần tiết giảm chi phí ngay từ đầu vụ.
Rõ ràng, cùng với việc linh hoạt từ cách làm đến chuyện tích cực thay đổi phương thức sản xuất theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao