Mô hình kinh tế Vì Sao Người Dân Chặt Bỏ Cây Ca Cao?

Vì Sao Người Dân Chặt Bỏ Cây Ca Cao?

Publish date Tuesday. January 7th, 2014

Vì Sao Người Dân Chặt Bỏ Cây Ca Cao?

Một cuộc khảo sát của tổ chức phi chính phủ ACDI/VOCA tại các hộ dân trồng ca cao ở hai tỉnh Đăk Lăk và Bến Tre cho thấy, trong thời gian qua chỉ những hộ dân canh tác diện tích nhỏ, ít hơn 500 cây, mới chặt bỏ cây ca cao.

Ngày 3-1, ACDI/VOCA đã công bố kết quả cuộc khảo sát 68 hộ dân trồng ca cao ở hai tỉnh Đăk Lăk và Bến Tre để tìm hiểu lý do vì sao người dân chặt bỏ ca cao cũng như vì sao họ giữ lại vườn ca cao, qua đó, giúp cho chương trình hợp tác công tư phát triển ca cao bền vững của Việt Nam trong những năm tới.

Theo bà Melissa A. Schweisguth, người trực tiếp soạn thảo và khảo sát các hộ dân trồng ca cao của ACDI/VOCA, lý do mà người dân tiếp tục trồng ca cao là do có sự hỗ trợ giống, phân bón, tư vấn kỹ thuật. Cuộc khảo sát cho thấy, đa phần những hộ dân không chặt bỏ ca cao là những người có diện tích vườn lớn, trồng từ 500-600 cây ca cao trở lên. “Những hộ dân có số cây ca cao trên 500 cây thường không có ý định chặt bỏ ca cao vào thời điểm giá ca cao xuống thấp vì có số lượng trái thu hoạch ổn định”, bà Schweisguth nói.

Theo kết quả cuộc khảo sát, đa phần hộ dân được phỏng vấn đều xem nông nghiệp là thu nhập chính nên một khi giá bán một loại cây trồng nào đó xuống thấp sẽ có tâm lý muốn chặt bỏ cây trồng ấy để chuyển sang cây trồng khác có giá trị cao hơn. "Điều này cũng dễ hiểu vì người dân sống dựa vào thu nhập từ vườn cây nên họ không muốn trồng một loại cây trồng nhất định mà muốn trồng nhiều cây trồng khác nhau để tránh bị mất giá khi một loại cây trồng nào đó không có giá trị kinh tế", bà Melissa A. Schweisguth nói.

Trong 68 hộ dân nằm trồng đợt khảo sát này, có 70% hộ dân hiện đang giữ lại vườn ca cao và 30% hộ dân đã chặt bỏ hoặc để cho cây ca cao chết (không chăm sóc). Tuy nhiên, theo bà Schweisguth, 30% hộ dân chặt bỏ nằm trong khảo sát này không phải là tỉ lệ hộ dân đã chặt bỏ ca cao trong thời gian qua.

Theo thống kê của Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT), tính đến hết tháng 9-2013 cả nước có khoảng 3.600 héc ta ca cao bị chặt bỏ. Nguyên nhân là do giá mua trái ca cao tươi chỉ ở mức 3.000 đồng/kg. Tuy nhiên, từ đầu tháng 10-2-13 giá ca cao đã tăng trở lại và đạt mức trên dưới 5.000 đồng/kg trái tươi nên hầu như không có thêm diện tích ca cao bị chặt bỏ nữa.


Nâng Cao Thu Nhập Nhờ Ứng Dụng Kỹ Thuật Mới Nâng Cao Thu Nhập Nhờ Ứng Dụng Kỹ… Giàu Nhờ Trồng Điều Giàu Nhờ Trồng Điều