Mô hình kinh tế Vừa Mừng, Vừa Lo

Vừa Mừng, Vừa Lo

Publish date Sunday. July 1st, 2012

Vừa Mừng, Vừa Lo
Ông Nguyễn Văn Thuyết (khóm 10, phường 1, TP. Bạc Liêu) nhờ nuôi rắn mối mà trở thành tỷ phú. Với diện tích nuôi rắn khoảng 2.000 m2, mỗi năm, ông Thuyết thu về bạc tỷ. Hiện nay, Hội nông dân TP. Bạc Liêu đang nhân rộng mô hình này với hy vọng sẽ có thêm nhiều tỷ phú nông dân.

Nuôi rắn mối là mô hình rất phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị. Đó là diện tích sản xuất không nhiều, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển tương đối bền vững. Song, khi Hội Nông dân TP. Bạc Liêu khuyến khích nhân rộng mô hình này, Tư tôi vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì đây là mô hình sản xuất mới đã được áp dụng thành công, còn lo là đầu ra của con rắn mối liệu có bền vững khi tất cả mọi người đều đua nhau nuôi?!

Chuyện nuôi rắn mối trở thành tỷ phú đã không còn là cách làm mới của nông dân TP. Bạc Liêu nữa, bởi nhiều nông dân ở các địa phương trong, ngoài tỉnh cũng đang tập trung phát triển vật nuôi được coi là siêu lợi nhuận này.

Học và làm theo mô hình sản xuất hiệu quả là việc làm hay, nhưng cũng phải tính đến cung - cầu thị trường. Còn đối với Tư tôi, cái cần khuyến khích, nhân rộng cho nông dân không phải là chuyện bắt chước, hay hễ thấy ai làm cái gì có hiệu quả là răm rắp làm theo, mà cần khuyến khích nông dân sáng tạo, mày mò tìm mô hình sản xuất mới. Đó là những mô hình phù hợp với đồng đất, mức đầu tư của từng gia đình để tạo nên những sản phẩm mang tính cạnh tranh riêng. Có như vậy thì mô hình sản xuất mới đa dạng và sản phẩm làm ra mới dễ tiêu thụ.

Mặt khác, việc thi đua lao động sản xuất, tìm tòi mô hình sản xuất mới còn góp phần làm phong phú thêm các mô hình nông nghiệp đô thị vốn được coi là giải pháp để nâng cao giá trị và tạo nên những hàng hóa chất lượng cao so với sản xuất nông nghiệp thông thường. Vì vậy, việc phát động phong trào nông dân sản xuất giỏi cần thay đổi cách làm lâu nay. Đó là cần làm theo bằng những mô hình mới mang tính sáng tạo, đột phá.

Nguy Cơ “Đứt Nguồn Cung” Thực Phẩm Nguy Cơ “Đứt Nguồn Cung” Thực Phẩm Nông Nghiệp Cần Nhiều Gói Cứu Trợ Nông Nghiệp Cần Nhiều Gói Cứu Trợ