Xây Dựng Mô Hình Nông Nghiệp Tiên Tiến
Để nông nghiệp Việt Nam đứng vững và phát triển sau khi gia nhập WTO, đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng mô hình nông nghiệp tiên tiến. Mô hình nông nghiệp tiên tiến là mô hình hướng công nghệ cao, có một số đặc trưng sau đây:
1. Chủ yếu sản xuất trong nhà: Nhà màng, nhà lưới, với các kiểu dáng phù hợp, trong đó có kết hợp kỹ thuật và thiết bị hiện đại với truyền thống.
2. Có thể hạn chế được tác hại của môi trường và chủ động thời vụ.
3. Đáp ứng khá tốt nhu cầu sinh trưởng phát triển của cây trồng.
4. Dùng giống phù hợp với nhu cầu thị trường trong hoặc ngoài nước.
5. Sản xuất bước đầu có tính công nghiệp, dây chuyền phù hợp với trình độ của cán bộ và nông dân tiên tiến.
6. Sản phẩm có năng suất và chất lượng cao, chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước, một phần nhỏ có thể xuất khẩu.
7. Nông dân tiên tiến, có vốn khá là đầu tư được.
Như vậy, so với mô hình nông nghiệp công nghệ cao, thì nông nghiệp tiên tiến yêu cầu cấp độ kỹ thuật thấp hơn, việc đầu tư thấp hơn và yêu cầu trình độ kỹ thuật và quản lý cũng thấp hơn. Tuy nhiên so với lối canh tác phổ thông hiện nay thì mô hình này đã đứng cao hơn một bậc, có thể sản xuất được những mặt hàng có chất lượng cao hơn, nhất là an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Để nông sản Việt nam có chất lượng tốt, an toàn, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng vủa các nước trong khu vực và quốc tế, chúng ta phải từng bước sản xuất nông nhiệp theo những quy trình cụ thể và công bố công khai quy trình đó để khách hàng (là nước nhập khẩu nông sản của ta giám sát).
Gần đây, chúng ta thường nói về chu trình nông nghiệp an toàn – GAP, GAP là từ viết tắt của cụm từ Good Agricultural Practice, đây là một quy trình thực hành nông nghiệp tốt (hay an toàn) được triển khai và ghi chép lại đầy đủ trong suốt quá trình sản xuất. Nếu sản xuất theo đúng quy trình này chắc chắn sẽ cho sản phẩm nông nghiệp tốt, chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm. Mỗi nước hoặc khu vực có quy trình GAP riêng, ví dụ như GAP của Mỹ, của EU hoặc của Ôxtrâylia. Một số các nước ASEAN như Malaixia, Thái Lan, Xingapo và Inđônêxia tuy có biên soạn chương trình GAP cho mình, nhưng việc xuất khẩu rau quả và trái cây của họ vẫn không thuận lợi hơn vì những chu trình này đã không đáp ứng các đòi hỏi khắt khe của thị trường châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản - là những thị trường vùng ôn đới có điều kiện khí hậu, khoa học kỹ thuật nông nghiệp và văn hóa ẩm thực khác biệt. Để có sự đồng thuận của các thị trường ôn đới, ASEAN đã yêu cầu Chính phủ Ôxtrâylia biên soạn một chương trình nông nghiệp an toàn GAP cho ASEAN, gọi là ASEAN GAP. Sau hai năm làm việc, ASEAN GAP đã được công bố vào trung tuần tháng 11-2006 và là một chương trình GAP chính thức cho các nước thành viên ASEAN. Bốn nước gia nhập tổ chức ASEAN muộn nhất như Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam cũng đã quan tâm đến an toàn thực phẩm. Ngày 28 tháng 7 năm 2008, Việt nam đã ban hành VietGAP (Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) cho rau, quả và chè an toàn, đây là bước cố gắng hội nhập của chúng ta. Tuy nhiên, việc áp dụng ViêtGAP cũng mới bước đầu và còn ở một số mô hình nhất định. Trong thời gian tới, cần triển khai mạnh hơn nữa để có nhiều sản phẩm tốt cho xuất khẩu và cung cấp cho thị trường nội địa.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao