Xây dựng mô hình xung kích từ chi hội
Cà rốt lãi gấp 3 lần lúa
Tổng kết sản xuất rau vụ đông vừa qua ở xã Đức La, huyện Đức Thọ cho thấy ND lãi lớn nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo chuỗi sản xuất hàng hóa. Ông Bùi Ngọc Lan-Phó Chủ tịch Hội ND xã kiêm Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) trồng rau, củ, quả xã Đức La cho biết, cánh đồng bãi bồi ven sông La trước đây là một trong những vùng chuyên canh rau củ quả truyền thống, nhưng do sản xuất nhỏ và dàn trải nên hiệu quả kinh tế không cao.
Cuối năm 2014, Hội ND xã đã đứng ra chủ trì vận động hội viên, ND chuyển sang trồng cà rốt trên diện tích 5ha với 127 hộ. Hội ND xã đứng ra thành lập HTX, qua đó các hội viên được hỗ trợ kỹ thuật, vay vốn sản xuất. Cũng theo ông Lan, qua 2 năm cho thấy các loại rau, củ, quả được lựa chọn trồng phát triển tốt, cho năng suất cao. Cà rốt là loại cây dễ trồng và không đòi hỏi chăm sóc phức tạp và cũng dễ tiêu thụ. “Vụ thu hoạch dịp tết vừa qua 1 sào cà rốt đạt từ 0,8-1 tấn, giá bán 10.000-15.000 đồng/kg. So với trồng lúa và các loại hoa màu khác lãi gấp 3-4 lần…”-ông Lan cho hay.
Ông Nguyễn Văn Quyên ở xã Đức La chia sẻ: “Gia đình tôi có gần 2 sào đất ở bãi bồi, trước đây trồng rất nhiều loại hoa màu như khoai lang, rau cải, đậu cô ve… Do sản xuất dàn trải, không đầu tư công nghệ máy móc nên thu nhập không cao. 2 năm nay, chi hội ND thôn Quyết Tiến đã chuyển đổi sang trồng rau củ quả và được HTX bao tiêu nên thu nhập khá hơn nhiều.
Ông Quyên thổ lộ: “Vụ đông vừa rồi gia đình tôi thu về hơn 12 triệu đồng tiền bán rau, củ, quả. Riêng cà rốt thu hoạch được 5 tạ, bán được hơn 7 triệu đồng, so với trồng lúa thì trồng rau, củ, quả lãi gấp nhiều lần…”.
Những chi hội xung kích
"Có thể khẳng định sự xung kích của các cấp Hội ND ở cơ sở, nhất là chi hội đóng vai trò rất lớn trong việc xây dựng mô hình sản xuất nông sản hàng hóa theo chuỗi giá trị”.
Bà Nguyễn Thị Nhuần
Theo ông Phạm Quang Thạnh - Chủ tịch Hội ND huyện Đức Thọ, hiện nay trên địa bàn huyện một số xã có vùng bãi bồi đang được người dân chuyển đổi cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như ở Đức La. Hội ND xã đã đứng ra thành lập HTX liên kết với doanh nghiệp vận động nông dân chuyển đổi sang trồng rau, củ quả cho hiệu quả cao hơn trồng lúa.
Ông Thạnh cho biết thêm: “Để xây dựng mô hình thành công thì vai trò của chi hội rất quan trọng. Chi hội là người xung kích, chi hội trưởng xắn tay làm cùng các hội viên. Còn các cấp Hội huyện, tỉnh đứng ra hỗ trợ về dạy nghề, tập huấn kỹ thuật cho bà con ND; tham mưu cấp ủy, chính quyền đề ra các chính sách hỗ trợ nguồn vốn và giám sát khâu thực hiện, đốc thúc doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi để người ND yên tâm sản xuất”.
Bà Nguyễn Thị Nhuần-Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, hơn 4 năm qua ở Hà Tĩnh hàng trăm ha đất cát hoang hóa ven biển, vùng bãi bồi bỏ hoang được bà con ND cải tạo thành vùng sản xuất hàng hóa mang lại lợi nhuận cao. Điểm nhấn cho chuỗi phát triển này phải kể đến vùng cát ven biển của các huyện như Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên với hàng trăm ha rau, củ, quả như măng tây, củ cải, cà rốt đưa lại thu nhập cao cho bà con. Từ thành công này, nhiều vùng đất bãi bồi ở miền núi như các huyện Vũ Quang, Hương Khê, Đức Thọ… đã được chuyển sang trồng các loại cây rau củ quả theo chuỗi hàng hóa.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao