Mô hình kinh tế Xuất Khẩu Tăng Nhờ Tôm Chân Trắng Và Nguyên Liệu Nhập Khẩu
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Xuất Khẩu Tăng Nhờ Tôm Chân Trắng Và Nguyên Liệu Nhập Khẩu

Publish date Tuesday. September 23rd, 2014

Xuất Khẩu Tăng Nhờ Tôm Chân Trắng Và Nguyên Liệu Nhập Khẩu

8 tháng đầu năm 2014, XK thủy sản đạt 5,08 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào kết quả XK của mặt hàng tôm. Đây là nhóm sản phẩm có giá trị XK cao nhất 2,56 tỷ USD, tăng đến 48,3% so với cùng kỳ năm 2013.

Nỗ lực đẩy mạnh XK, tìm kiếm nguồn nguyên liệu để NK phục vụ cho các đơn hàng, các DN thủy sản đã vượt qua gần 2/3 “chặng đường” của năm và chắc chắn vượt kế hoạch đề ra 7 tỷ USD từ đầu năm 2014.

Tôm tăng trưởng cao nhờ giá

Tính đến hết tháng 8/2014, giá trị XK mặt hàng tôm chiếm 50,4% tổng kim ngạch XK thủy sản. Tỷ lệ này tăng 8,83% so với cùng kỳ năm 2013. Nếu cùng kỳ năm trước, tôm chân trắng và tôm sú chiếm tỷ trọng tương đương 46% trong tổng XK thì cho đến cuối tháng 8 năm nay, giá trị XK đã tăng lên 58,6%, tôm sú giảm xuống chiếm tỷ lệ gần 35%.

Sau EMS, các nguồn cung lớn trên thế giới như: Thái Lan và Trung Quốc phục hồi chậm, cộng thêm giá cả tại nhiều thị trường NK tăng cao giúp cho tôm Việt Nam cùng Ecuador, Indonesia và Ấn Độ trở thành những nguồn cung quan trọng trên thế giới.

Nắm lấy cơ hội này, Việt Nam chủ động duy trì diện tích nuôi tôm sú, đồng thời tăng 245,3% diện tích nuôi tôm chân trắng (tính đến cuối tháng 7/2014). Sản lượng thu hoạch tôm của cả nước tăng mạnh, trong đó, sản lượng tôm sú tăng 91% còn tôm chân trắng tăng tới 449,4% so với cùng kỳ năm trước.

Nhu cầu đặt hàng tôm tăng tại thị trường Mỹ, đẩy giá tôm tại Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam tăng lên trong nhiều tháng qua. Nửa đầu năm nay, giá trung bình của tôm NK vào Mỹ tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ vậy, 8 tháng đầu năm nay, XK tôm sang thị trường Mỹ tăng khả quan.

Trong đó, quý I/2014, giá trị XK tôm sang Mỹ tăng mạnh nhất trong nhóm thị trường XK hàng đầu của tôm Việt Nam từ 163-299,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính cả quý I/2014, giá trị XK tăng 200,2% so với quý I/2013. Từ quý II/2014, tăng trưởng về giá trị XK sang thị trường Mỹ giảm so với đầu năm nhưng vẫn tăng từ 15-104% so với cùng kỳ năm trước.

Sự gia tăng NK từ khách hàng Mỹ và EU cũng kéo giá NK tôm đông lạnh của Nhật Bản tăng 20% từ tháng 6/2014. Sau rào cản kháng sinh, XK sang thị trường Nhật Bản tăng trưởng khá tốt. Kết thúc tháng 8/2014, giá trị XK tôm sang Nhật Bản tăng 5,2%, sang EU tăng 96,2%, sang Trung Quốc tăng 32,4% Và sang Hàn Quốc cũng tăng 99,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến hết tháng 8/2014, giá trị XK cá tra giảm 1% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này cho thấy sự khó khăn của các DN XK cá tra ngay từ đầu năm nay. Giá trị XK sang 2 thị trường XK lớn nhất là EU và Mỹ đều giảm lần lượt 7,3% và 19,6% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu 8 tháng đầu năm 2013, riêng 2 thị trường này đã chiếm tới 45,6% tổng giá trị XK thì nay đã giảm 5,6% chỉ còn chiếm 39,7%. Sự giảm sút ở 2 thị trường XK chính đã buộc các DN XK cá tra chuyển hướng sang 2 thị trường nhỏ hơn là ASEAN và Brazil.

Có thể nói, 8 tháng XK đầu năm, DN cá tra đã nỗ lực hết sức tại ASEAN và Brazil để mong bù đắp sự thiếu hụt tại 2 thị trường NK hàng đầu là EU và Mỹ. Mặc dù, giá trị XK khá ổn định nhưng không thể kéo tổng giá trị lên khỏi mức tăng trưởng âm 1%.

8 tháng đầu năm, XK cá ngừ giảm 13,4%, các sản phẩm hải sản khác tăng trưởng khá: cá các loại tăng 18%; nhuyễn thể tăng 13%; cua ghẹ và giáp xác khác tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, theo các DN XK hải sản, kết quả này không như mong đợi và nếu tình hình XK quý IV cuối năm không khả quan thực sự thì tổng XK hải sản cả năm chỉ xấp xỉ hoặc nhỉnh hơn so với năm 2013. Khó khăn chủ yếu là nguồn nguyên liệu trong nước và sự cạnh tranh gay gắt tại các thị trường NK lớn.

Gia tăng nhập khẩu để tăng giá trị đơn hàng

Ngoài sự nỗ lực đẩy mạnh XK của bản thân từng DN thủy sản, kết quả XK 8 tháng đầu năm nay còn nhờ sự chủ động tìm kiếm nguyên liệu NK khi nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của nhà máy. Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, năm 2013, các DN XK buộc phải gia tăng NK nguyên liệu, do đó, tổng kim ngạch XK năm này tăng 10% so với năm trước lên 720 triệu USD.

Trong đó, cá các loại (chủ yếu NK cá hồi) chiếm đến 35,77%, tiếp đó là tôm chiếm 32,8% và cá ngừ chiếm 22,2% tổng giá trị NK. Năm ngoái, tranh thủ cơ hội sau Hội chứng tôm sớm EMS, các DN XK chủ động đẩy mạnh thu gom tôm nguyên liệu tại tất cả các địa phương trên cả nước nhưng vẫn không đủ, họ phải tăng NK từ các nguồn cung lớn như: Ấn Độ, Ecuador, Thái Lan. Năm ngoái, riêng Ấn Độ đã chiếm tới 66,3% tổng giá trị NK.

Tính đến nửa tháng 9 năm 2014, tổng giá trị NK thủy sản đã đạt 758 triệu USD, vượt 37,7 triệu USD so với cả năm 2013. Nếu không đẩy mạnh NK để chủ động hơn cho các đơn hàng, giá trị XK của các DN khó có thể đạt được so với kế hoạch trước sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trên hầu hết thị trường NK lớn.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Tái Diễn Tình Trạng Mất Trộm Trâu Bò Tái Diễn Tình Trạng Mất… 8 Tháng Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Na Uy Đạt 3,82 Triệu USD 8 Tháng Xuất Khẩu Thủy…