Xuất Khẩu Tôm Sang Nhật Bản Sẽ Dễ Dàng Hơn
Đã có hơn 50 trường hợp các lô tôm của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu qua Nhật bị trả về vì hàm lượng Ethoxyquin cao hơn hoặc bằng mức 0,01 ppm (một phần triệu) trong vòng hai năm qua. Nay doanh nghiêp đã có thể xuất sang thị trường này mà không phải lo ngại về Ethoxyquin.
Theo Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT), sau nhiều lần làm việc với phía Nhật Bản về quy định chất kháng sinh Ethoxyquin trong tôm ở mức 0,01 ppm là không hợp lý, mới đây, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã điều chỉnh giới hạn dư lượng tối đa đối với chất kháng sinh Ethoxyquin từ 0,01 ppm lên 0,2 ppm.
Như vậy, nếu chiếu theo danh sách những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản bị cơ quan thẩm quyền Nhật Bản cánh báo vi phạm quy định an toàn thực phẩm về dư lượng hóa chất, kháng sinh đã bị trả về tính đến ngày 27-1-2014 - được đăng tải công khai trên trang thông tin của Nafiqad - sẽ không bị trả về trong thời gian tới.
Trong danh sách 21 doanh nghiệp có lô hàng bị trả về, đa phần vi phạm ở chỉ tiêu cảnh báo/mức phát hiện dư lượng dao động ở mức cao hơn hoặc bằng 0,01 ppm.
Như vậy, nếu so sánh với mức 0,2 ppm như đã điều chỉnh từ phía Nhật Bản thì những lô hàng này sẽ được xuất bình thường sang thị trường này từ tháng 2-2014.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong năm 2013, Nhật Bản là một trong ba thị trường nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam đạt trên 1 tỉ đô la Mỹ. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Nhật Bản đạt hơn 1,15 tỉ đô la Mỹ, chiếm 17,1% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Sản phẩm xuất sang thị trường này chủ yếu là các sản phẩm chế biến từ tôm, cá ngừ và các loại hải sản khác như bạch tuộc, mực…
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao