Mô hình kinh tế Yên Minh Ưu Tiên Phát Triển Nông Lâm Nghiệp

Yên Minh Ưu Tiên Phát Triển Nông Lâm Nghiệp

Publish date Wednesday. July 27th, 2011

Yên Minh Ưu Tiên Phát Triển Nông Lâm Nghiệp

(Yên Minh-Hà Giang) Nhằm khẳng định vị thế là trung tâm của 4 huyên vùng cao phía Bắc, BCH Đảng bộ huyên Yên Minh xây dựng Nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh thực hiên chương trình giảm nghèo giai đoạn 2010-2015 với mục tiêu đến năm 2015 thoát khỏi 62 huyên nghèo của cả nước.

Trên cơ sở đánh giá tiềm năng, lợi thế, thực trạng phát triển, huyên xây dựng lộ trình, giải pháp thực hiên trên từng lĩnh vực cụ thể. trong đó, lĩnh vực được ưu tiên thực hiênlà phát triển nông, lâm nghiêp và chăn nuôi.

Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư của nhà nước nên Yên Minh có bước phát triển đáng khích lệ trên hầu hết các lĩnh vực. Điều kiện cơ sở hạ tầng điện- đường- trường- trạm dần hoàn thiện. Đời sống của người dân được nâng lên một bước, thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 đạt gần 6 triệu/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn gần 17%...Tuy nhiên, huyện vẫn còn nhiều khó khăn: Nền kinh tế phát triển chưa bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; sản xuất nông nghiệp manh mún, chưa có nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung; kết cấu cơ sở hạ tầng dù được đầu tư những vẫn chưa đồng bộ; cuộc sống của người dân còn nghèo, nhất là ở các xã vùng sâu, xa...Từ thực tế đó nên huyện vẫn nằm trong tốp 62 huyện nghèo nhất cả nước.

Để khẳng định vị thế là trung tâm của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, Yên Minh xác định cần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, thoát khỏi 62 huyện nghèo của cả nước. Từ mục tiêu đó, BCH Đảng bộ huyện đã xây dựng Nghị quyết “Đẩy mạnh chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011- 2015 để huyện thoát khỏi 62 huyện nghèo”. Nghị quyết được xây dựng nêu rõ thực trạng phát triển, tiềm năng thực tế, từ đó đưa ra giải pháp thực hiện trên từng lĩnh vực cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế. Trong đó đặc biệt quan tâm và ưu tiên phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi theo hướng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng, tiến tới sản xuất hàng hoá và hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung.

Trước hết, nhằm đảm bảo đủ lương thực cho người dân cũng như giảm tỷ lệ hộ đói, nghèo trên địa bàn vẫn là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn 2011- 2015, đó cũng là một trong những tiêu chí để thoát khỏi huyện nghèo. Thực hiện mục tiêu trên, huyện xác định tập trung sản xuất lương thực theo hướng đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất, sản lượng, tiến tới sản xuất hàng hoá gắn với chế biến, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực.

Huyện phấn đấu tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đến năm 2015 đạt gần 25 nghìn ha, năng suất lúa bình quân đạt 65 tạ/ha, ngô 40 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực gần 45 nghìn tấn trở lên. Đạt được mục tiêu trên, trong một vài năm trở lại đây, huyện tập trung vận động bà con ở các xã tiếp tục khai hoang nương rẫy, ruộng bậc thang, đầu tư xây dựng kênh mương để chuyển đổi nương thành ruộng trồng lúa, thâm canh tăng vụ nhằm đảm bảo diện tích trồng cây lương thực hàng năm. Riêng năm 2010 huyện đã ưu tiên nguồn vốn 30a cho người dân khai hoang được 150 ha ruộng bậc thang.

Theo khảo sát của các xã cũng như theo số liệu người dân đăng ký thì khả năng mở rộng diện tích ruộng bậc thang trên địa bàn toàn huyện trong thời gian tới vào khoảng 250 ha. Đồng thời ứng dụng mạnh tiến bộ khoa học vào sản xuất, đẩy mạnh chương trình thâm canh, xây dựng cánh đồng mẫu để nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng hàng năm. Nhằm tạo đà cho mục tiêu này, trong mấy năm gần đây huyện đã thực hiện và đạt được nhiều kết quả trong việc đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất cũng như đầu tư thâm canh. Nổi bật là chương trình đầu tư thâm canh, xây dựng cánh đồng mẫu được người dân đồng tình ủng hộ. Trong năm 2010, diện tích thâm canh trên cây lúa đạt gần 60%, cây ngô đạt trên 90% tổng diện tích gieo trồng cả năm, các xã, thị trấn cũng lựa chon xây dựng từ 2 đến 3 cánh đồng mẫu có sự đầu tư thâm canh theo đúng hướng dẫn của ngành Nông nghiệp, làm cơ sở đánh giá tiềm năng năng suất để nhân rộng trong các vụ tiếp theo.

Cùng với đó, đẩy mạnh sản xuất các loại cây trồng ngắn ngày, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của từng vùng. Trong đó ưu tiên sản xuất đậu tương gắn với xây dựng cơ sở chế biến ở những vùng có thế mạnh, phấn đấu đến năm 2015 có 4.300 ha đậu tương và các cơ sở chế biến ở trung tâm các xã trọng điểm. Hiện nay, huyện đã hình thành được vùng sản xuất đậu tương hàng hoá ở các xã Đường Thượng, Lũng Hồ, đó là điểm thuận lợi để huyện tiếp tục mở rộng phát triển mô hình sản xuất đậu tương ra các xã trong khu vực.

Ngoài ra, cây chè, cây ăn quả, cây mía cũng được ưu tiên phát triển diện tích tại các xã Ngam La, Đông Minh, Mậu Long, Mậu Duệ, Bạch Đích, Hữu Vinh...Trong phát triển chăn nuôi, ngoài việc đảm bảo 100% hộ gia đình nông dân có gia súc huyện tiếp tục đẩy mạnh chương trình phát triển trang trại chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ đã thực hiện từ năm 2007.

Việc làm này vừa đảm bảo phát triển đàn gia súc hàng năm, đến năm 2015 đạt trên 110 nghìn con, vừa định hướng cho ngành chăn nuôi phát triển theo hướng hàng hoá, tập trung, tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương. Gắn với phát triển chăn nuôi, huyện sẽ tăng diện tích trồng cỏ hàng năm, phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 4.500 ha. Nhằm đảm bảo sản phẩm chăn nuôi có đầu ra, huyện sẽ tiếp tục duy trì và phát triển các chợ gia súc trên địa bàn... Phát triển lâm nghiệp được huyện đánh giá là lĩnh vực đột phá trong phát triển kinh tế những năm tiếp theo.

Do đó huyện phấn đấu từ nay đến năm 2015 trồng được gần 10 nghìn ha rừng sản xuất, tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn đạt gần 50% diện tích trở lên. Để đảm bảo nâng cao độ che phủ rừng cũng như để khai thác nguồn lợi kinh tế có hiệu quả từ rừng, huyện xác định phải đổi mới công tác lãnh, chỉ đạo của các cấp, các ngành và nhận thức của người dân đối với nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng.

Từ đó đảm bảo cho việc trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng hàng năm đạt được kế hoạch đề ra. Cùng với đó, vận động các tổ chức, cá nhân có điều kiện thực hiện trồng rừng sản xuất theo hình thức liên doanh, liên kết ở những địa phương có tiềm năng phát triển như Ngọc Long, Du Già, Mậu Long, Đông Minh... Trong giải pháp phát triển kinh tế, một trong những động thái mà huyện đã thực hiện đó là phân vùng kinh tế đến tận xã, thôn. Đây là định hướng quan trọng để chính quyền các cấp có cơ sở chỉ đạo phát triển kinh tế tại địa phương.

Hy vọng rằng, với những kết quả đạt được cùng những giải pháp phát triển trong thời gian tới, lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi ở Yên Minh sẽ có bước phát triển mạnh trong những năm tiếp theo. Kết quả đó đảm bảo giúp huyện thực hiện được tiêu chí thoát khỏi 62 huyện nghèo của cả nước


Tác Dụng Của Măng Tây Xanh Tác Dụng Của Măng Tây Xanh Cá Giống Hút Hàng Cá Giống Hút Hàng