Sinh viên/Thực tập Kỹ Thuật Nuôi Lươn Thịt

Kỹ Thuật Nuôi Lươn Thịt

Publish date Friday. October 11th, 2013

Lươn là loài cá sống chui rúc ở dưới bùn, điều tiên quyết để nuôi lươn có kết quả là phải đảm bảo nguyên tắc: Lươn không bò trốn đi mất, tạo môi trường sống tương tự gần giống với chúng sống ở ngoài thiên nhiên.

Tùy điều kiện: địa hình, quản lý, chăm sóc, giống lươn, thức ăn, phòng trị bệnh tật... mà có các hình thức nuôi khác nhau.

1. Bể xây nuôi lươn

Chọn nơi dễ lấy nước vào và thoát nước ra, nước chảy quanh năm càng tốt.

Bể nuôi lươn có nhiệm vụ chính là ngăn chặn, nhưng cũng nên phù hợp với điều kiện sống tự nhiên của lươn. Trước hết, bể phải đảm bảo độ cao để lươn không vượt qua được. Độ cao tối đa mà lươn có thể dựng thân vào tường để ngoi lên là 2/3 chiều dài thân chúng (ví dụ: lươn dài 60 cm có khả năng dựng thân tới 40 cm). Thứ hai, không nên xây bể quá rộng vì khó chăm sóc. Chiều dài của mỗi bể nuôi có thể từ 2-5 m. Nếu có địa thế xây dài thì nên ngăn thành nhiều bể.

Một số cơ sở đã xây bể theo kích thước: rộng 1 m, dài 3-5 m và cao 1-1,2 m: bằng gạch, đá, trát xi măng.

Tốt nhất là bể được xây chìm dưới mặt đất từ 20-40 cm, đáy đổ lớp bùn nhuyễn cũng khoảng 20-40 cm, lớp nước 10-20 cm. Ở một đầu bể, ta đổ một lớp đất sét pha thịt cao 50-60 cm, rộng ít nhất 40-50 cm để lươn vào làm tổ. Phía trên lớp đất trồng cỏ, rau khoai... để giữ đất và che mát. Cần bố trí một nơi cố định trong bể làm chỗ cho lươn ăn để tiện việc theo dõi lươn ăn và làm vệ sinh khi thức ăn còn thừa.


Related news

1-ky-thuat-nuoi-luon-moi Kỹ Thuật Nuôi Lươn Mới ki-thuat-nuoi-luon-monopterus-albus Kĩ Thuật Nuôi Lươn (Monopterus…