Mô hình kinh tế 100% Cá Tầm Nhập Lậu Không Đảm Bảo Tiêu Chuẩn Quốc Tế

100% Cá Tầm Nhập Lậu Không Đảm Bảo Tiêu Chuẩn Quốc Tế

Publish date Wednesday. May 29th, 2013

Ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc Cơ quan quản lý Công ước về buôn bán quốc tế các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) Việt Nam khẳng định, cả cơ quan ông cũng như CITES tại Trung Quốc chưa cấp bất cứ giấy phép nào để có thể giao dịch thương mại cá tầm giữa 2 nước.

Theo ông Tùng, có thể khẳng định cá tầm Trung Quốc đưa vào Việt Nam hoàn toàn là nhập lậu theo đường tiểu ngạch và chưa hề qua kiểm soát ATVSTP theo tiêu chuẩn quốc tế.

Theo Tổng cục Thủy sản, hiện có 27 DN hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh cá nước lạnh trên phạm vi 21 tỉnh thành cả nước. Cá nuôi chủ yếu tại Việt Nam là loài cá tầm siberi (Acipenser baerii), ưu điểm dễ nuôi, lớn nhanh và có giá trị kinh tế cao.

Nhiều chuyên gia cho biết, cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc cũng là loài cá tầm siberi, do đó rất khó phân biệt giữa cá tầm nhập lậu và cá tầm nuôi tại Việt Nam. Mới đây, theo điều tra của Tổng cục Thủy sản, đã có hiện tượng trộn cá tầm nhập lậu vào nuôi tại một số trại cá tầm của Việt Nam.

Tuy vậy, ông Trần Yên, GĐ Công ty Hoàng Liên Sơn chuyên nuôi cá nước lạnh ở Việt Nam, nhận xét: “Tại Việt Nam, cá tầm dù được nuôi theo quy trình tiên tiến nhất, bằng thức ăn cao cấp nhập trực tiếp từ Hà Lan cũng chỉ có đạt tốc độ tăng trưởng 3 kg/năm. Trong khi nuôi bằng thức ăn do Trung Quốc sản xuất, cá lớn đến cỡ đó chỉ mất 6 tháng”.

Theo Hiệp hội Cá nước lạnh Lâm Đồng, trong năm 2012 sản lượng cá nước lạnh của Việt Nam đạt xấp xỉ 1.000 tấn, trong đó có 90% là cá tầm. Cá tầm được xếp vào nhóm thủy sản cao cấp trên thế giới, đặc biệt là các sản phẩm từ trứng cá tầm. Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhận định: “Cần sớm đưa ra giải pháp đối phó với cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước, bảo vệ người tiêu dùng, hướng đến phát triển bền vững nghề nuôi cá nước lạnh của Việt Nam. Nhưng vẫn phải phù hợp với quy định quốc tế và Việt Nam”.

Ông Lê Anh Đức, TGĐ công ty Cá tầm Việt Nam cho biết thêm, mỗi ngày số cá tầm lậu được chuyển vào TP. Hồ Chí Minh bằng đường hàng không có thể lên tới 3 – 4 tấn. “Lập trạm kiểm dịch ở ngay sân bay Tân Sơn Nhất là cách có kết quả cao và hữu hiệu nhất để ngăn chặn cá tầm bay lậu”, ông Đức nói.

Sáng 28/5, tại TP. Hồ Chí Minh, công ty Cá tầm Việt Nam sẽ tổ chức họp báo công bố cách phân biệt giữa cá tầm nhập lậu với cá tầm nuôi trong nước và mở đường dây nóng qua điện thoại để phản ánh chất lượng cá tầm.


Related news

nguy-co-dich-benh-dom-trang-lan-rong Nguy Cơ Dịch Bệnh Đốm… de-nghi-bo-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-ho-tro-hoa-chat-xu-ly-moi-truong-nuoi-tom-o-tra-vinh Đề Nghị Bộ Nông Nghiệp…