Nuôi lợn (Heo) 11 yếu tố nguy hiểm cần được kiểm tra khi nuôi heo

11 yếu tố nguy hiểm cần được kiểm tra khi nuôi heo

Author NCN, publish date Tuesday. March 15th, 2016

Yếu tố nguy hiểm từ nông trại, cách quản lý, và hướng dẫn của người quản lý hết sức đa dạng.

Sau đây là 11 yếu tố nguy hiểm và những khuyến cáo:

1. Heo con sinh ra không được đỡ đẻ (thời gian buổi trưa, thời gian ngừng làm việc, ban đêm)

Theo báo cáo của viện nghiên cứu Nhật Bản, tỷ lệ chết của heo con không được đỡ đẻ so với được đỡ đẻ cao gấp 2 lần (6% so với 3%).

Sau khi đẻ 3 ngày, tỷ lệ chết khi không chăm sóc là 1.29 con và tỷ lệ chết có chăm sóc giảm được 0,85 con.

Để việc đỡ đẻ thành công, cần huấn luyện hiệu quả cho nhân viên quản lý trại đẻ và khi nái đẻ phải có nhân viên bên cạnh.

Nếu nông trại có người quản lý 24/24 giờ thì không cần dùng các biện pháp trợ đẻ nhân tạo.

Thế nhưng, nếu dùng các biện pháp trợ đẻ, nhiều heo con sẽ được ghép bầy hơn, có thể điều chỉnh thời gian đẻ vào lúc có người giám sát và trại đẻ có thể sắp xếp kế hoạch các công việc khác.

Lưu ý: Quản lý trại đẻ phải tuân theo các biện pháp bổ sung chăm sóc nái và heo con.

- Các biện pháp bổ sung cơ bản:

Để chống ngạt thở phải bóc các lớp màng nhầy ra.

Giữ ấm và làm khô heo con (để trong thùng làm ấm, khăn, thuốc làm khô)

Nếu heo con không linh hoạt, cần áp dụng các biện pháp chăm sóc đặc biệt (thêm đèn úm, cho bú sữa đầu)

Trường hợp đẻ nhiều nên chia heo con ra cho bú

Tiếp nước cho heo con bị mất nước (đường miệng hoặc dưới da)

Nếu chân bị vòng kiềng lấy bông băng quấn lại cho thẳng

Ghi thời gian giữa các lần đẻ lên bảng tên

Nếu khoảng cách giữa các lần đẻ dài hơn bình thường, cần dùng các biện pháp trợ đẻ

Sau khi cho bú sữa đầu có thể ghép bầy.

Các nhiệm vụ khác:

Những nái có nguy cơ cao cần phải quan sát kỹ đánh dấu ký hiệu lá cờ

Buộc rốn

Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Trước khi ghép bầy phải cho heo bú sữa đầu hoặc dùng ống tiêm, ống nuôi cho heo con bú

Trong vòng 3 ngày đầu đi xung quanh quan sát xem heo con có bị đè, heo con yếu, nái bị bệnh (sốt, viêm vú, không sữa) không.

Điều trị cho nái bị heo con cắn

Khi nái đẻ vào buổi trưa phải luôn có người bên cạnh

Nếu heo đẻ vào cuối buổi chiều, cần đánh dấu heo con mới đẻ.

Cách làm này sẽ giúp cho người mới biết heo con nào đã được bú sữa đầu đầy đủ trong trường hợp cần ghép bầy nếu người quản lý trước nghỉ.

Trong trường hợp sử dụng biện pháp trợ đẻ, điều quan trọng là sự linh hoạt của heo con và cho nái đẻ vào ban ngày.

Khuyến cáo nên lấy số ngày mang thai bình quân của nhóm heo nhận trợ đẻ.

2. Heo con từ những nái có nguy cơ cao

Có một sự thật là những nái lứa cao thì tỷ lệ chết heo con cũng cao.

Theo báo cáo của bác sĩ thú y Tim Blackwell, vào những năm giữa thập niên 80 thì tỷ lệ chết ở heo lứa 1 và 2 là 15%, lứa 3 và 4 là 25%, lứa 5 và 6 là 35%, và trên 7 lứa là 45%.

Người quản lý trại đẻ phải chú ý đến các nhóm heo có nguy cơ cao (đẻ trên 4 lứa), heo quá mập, heo đã bị sẩy thai.

Khi nhập heo vào, cần đánh dấu những nhóm heo có nguy cơ cao để giúp đỡ.

Cần phải chú ý quan tâm sau khi heo sinh 20~24 giờ ở những nhóm heo có sử dụng oxytoxin, móc heo.

Những con quá mập mà thời gian đẻ quá dài dễ dẫn đến sẩy thai.

Ngược lại, nếu những con có độ dày mỡ lưng mỏng sẽ giảm lượng hemoglobin cũng dễ dẫn đến sẩy thai.

Những con heo có phần thịt hai bên hông và điểm hình thể (BCS) quá lớn hoặc quá nhỏ so với chỉ số bình quân của nhóm cũng cần được quan tâm.

Có thể sử dụng các biện pháp khác nhằm điều chỉnh lượng thức ăn hấp thụ của nái mang thai, kiểm tra, điều chỉnh lượng cám giảm và duy trì nái có trọng lượng phù hợp.

Quản lý thể trạng nái tốt ở tổ phối và mang thai là phương thức giúp giảm tỷ lệ sẩy thai.

3. Nái đẻ trễ

Đẻ trễ là do bệnh, thiếu can-xi/phốt pho, thiếu máu trên nái, số con đẻ nhiều, giảm can-xi huyết (hypocalcemia) và các chứng bệnh do lứa đẻ cao.

Thế nhưng ta vẫn có cách đề phòng và chữa trị.

Sử dụng oxytoxin cho nái đẻ đồng loạt nhưng cần lưu ý tác dụng phụ của thuốc.

Heo con của những nái đẻ trễ thường dễ gặp nguy hiểm do thiếu ô-xy.

Nên áp dụng các biện pháp cần thiết như dùng tay móc, xoa bóp vú, và tiêm oxytoxin 5~20IU để lấy những heo con cuối cùng ra khi tử cung nái co bóp yếu hoặc không co bóp.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng các biện pháp trợ đẻ phải chú ý quan sát khoảng cách đẻ, lứa nái và số con đẻ ra.

Khoảng cách giữa 2 lần đẻ bình thường là 20~30 phút, tuy nhiên cũng có khi lâu hơn thời gian này 15 phút.

Giả sử chúng ta có ghi lại thời gian đẻ tự nhiên và trong trường hợp vượt quá 10 phút thì tiến hành các biện pháp như móc heo ra.

Khi xoa bóp vú, móc heo, đồng thời cho 4 heo con bú sữa thì tuyến yên sẽ tiết ra oxytoxin một cách tự nhiên.

Vì thế, khi heo đẻ gần xong chỉ cần xoa bóp vú và móc heo là được.

Giả sử các biện pháp này thất bại, nái bị hạ can-xi, cần phải chích can-xi vào bắp.

Dựa trên báo cáo của một nghiên cứu nếu nồng độ can-xi huyết tương dưới 6mg/ml thì khi đẻ lực co bóp sẽ giảm.

Can-xi là một phần rất quan trọng khi đẻ.

Để tử cung co bóp thì trong tế bào cần phải tiết ra can-xi.

Heo bị sẩy thai, thời gian đẻ kéo dài hoặc sử dụng oxytoxin nhiều, khi đẻ sẽ dễ bị chứng hạ can-xi.

4. Trường hợp heo đẻ nhiều con

Theo nghiên cứu, nếu heo đẻ trên 12 con thì heo sơ sinh chết cao gấp 2 lần.

Nhờ nỗ lực quản lý cải tiến di truyền, số heo con đẻ ra tăng và tỷ lệ chết cũng giảm.

Phải đánh dấu những con đẻ nhiều để khi heo đẻ có người chăm sóc.

Heo con của nái đẻ nhiều nếu không được bú sữa đầu sẽ hết sức nguy hiểm.

Vì vậy phải chia heo ra, trong vòng 12 tiếng đầu sau khi sinh cho heo bú sữa đầy đủ.

Và 12 tiếng sau phải biết rõ heo bị còi để tiến hành ghép bầy.

5. Lạm dụng hoặc sử dụng quá liều oxytoxin

Sử dụng oxytoxin khi thời gian đẻ chỉ còn phân nửa, lực bóp tử cung cần gia tăng, nên người quản lý cần phải chọn thời điểm chích cho chính xác.

Thế nhưng, theo các nghiên cứu, sử dụng oxytoxin để heo đẻ đồng loạt rất dễ bị tác dụng phụ.

Nếu sử dụng oxytoxin quá nhiều, nái và heo con chưa đẻ cũng bị ảnh hưởng.

Tác dụng phụ với heo con chưa đẻ là teo cơ tim, thiếu mạch máu cơ tim, thiếu ô-xy, tăng tỷ lệ chết khi đẻ, heo con bị nhiễm sắt nặng trong nước ối.

Các triệu chứng do hạ can-xi như đứt dây rốn, sẩy thai, giảm cường độ và mật độ co bóp tử cung.

Nhân viên khi nghe nói các sự cố này thường nghĩ ngay tới việc bỏ sử dụng oxytoxin.

Thế nhưng, chúng ta cần phải nhớ tới các bước quản lý khi gặp sự cố.

Nếu quản lý tốt, dần dần các sự cố sẽ giảm xuống.

Sử dụng hỗn hợp thuốc PGF2 và oxytoxin, so với các loại thuốc khác, sẽ làm tăng số heo con chết nhưng bù lại, khi heo đẻ sẽ có người giám sát khắc phục được các tác dụng phụ đó.

Mọi nông trại phải có bảng hướng dẫn liều lượng, thời gian, cách dùng để hạn chế việc lạm dụng và sử dụng quá nhiều oxytoxin sao cho oxytoxin trở thành một công cụ quan trọng trong nâng cao năng suất heo nái.

6. Heo con từ nái bị stress

Stress là các hormone tương tự như Epinephrine, Adrenalin tiết ra khiến nái cắn lộn hoặc bỏ chạy.

Nếu Adrenalin tiết ra sẽ tác động tới quá trình đẻ gây stress làm giảm năng suất heo nái.

Stress thường xảy ra khi xử lý điều trị heo con, hoặc khi đỡ đẻ gây tiếng ồn, nhân viên có hành động không đúng hoặc nái không thích nhân viên nào đó.

Vì vậy, cần tạo môi trường yên tĩnh, nhắc nhở các nhân viên làm việc nhẹ nhàng, tắt đèn.

Heo thường thích đẻ vào ban đêm nên đẻ trong đêm là tốt nhất.

Với nhiệt độ 23 độ C trở lên, heo bắt đầu bị stress do nhiệt độ và heo sẽ đẻ trễ, tiết ra Epinephrine, thiếu ô-xy, hạ can-xi trong máu làm gia tăng sẩy thai.

Heo hô hấp trên 40 lần là triệu chứng heo bị stress do nhiệt độ.

Nhiệt độ phù hợp cho nái đẻ và nuôi con là 18 độ C.

Nhiệt độ phù hợp với heo con mới sinh là 34 độ C trong khi nhiệt độ phòng thông thường được cài đặt là 21~23độ C.

Giả sử sau khi sinh, ta làm khô heo và cho heo vào lồng úm thì nhiệt độ phòng có thể hạ xuống thấp hơn nữa.

7. Móc heo (Virginal palpation)

Dùng tay móc heo là một trong những biện pháp làm giảm số heo con chết khi đẻ.

Thế nhưng, khi tiến hành các biện pháp không đúng kỹ thuật và không có lý do chính đáng sẽ gây tác dụng phụ, làm tăng số heo con chết.

Vì vậy khi móc heo phải cẩn thận, tránh làm heo con chết.

Nếu giải quyết được vấn đề này sẽ giảm sự nguy hiểm cho heo.

Phải dùng dầu bôi trơn sạch và bao tay sử dụng một lần.

Ghi lên bảng tên của heo khoảng cách đẻ tự nhiên và việc móc heo.

8. Heo con sinh thiếu ô-xy (ngạt thở)

Một lượng nhỏ oxytoxin cũng khiến heo tránh các triệu chứng giảm mạch máu tim, đứt dây rốn, và vấn đề nước ối nhưng không giảm được số con chết, tuy nhiên, có thể giúp heo con sinh ra được lanh lợi.

Heo con thiếu ô-xy thường yếu nên dễ gặp nguy hiểm, thường không được bú sữa đầu đầy đủ, dễ bị nái đè chết.

Các nông trại cần huấn luyện cho nhân viên cách sử dụng oxytoxin phù hợp và xử lý heo con bị ngạt thở.

9. Heo con không được bú sữa đầu và cho ăn không đúng cách

Sữa đầu là chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với heo con.

Nó là điều kiện tiên quyết giúp heo từ lúc sinh ra đến khi xuất chuồng khỏe mạnh và giảm tỷ lệ chết.

Heo con được bú sữa đầu đầy đủ thì lượng cám hấp thụ, nồng độ kháng thể IgG, tắc ruột, số heo được chọn nuôi, cạnh tranh giữa heo con và trọng lượng đều đạt.

Sản lượng sữa đầu theo số lứa và số con đẻ có sự chênh lệch, lượng sữa đầu biểu hiện khả năng nuôi con.

Theo nghiên cứu, trong vòng 12 tiếng đầu sau khi sinh, heo con có thể bú gấp 2 lần lượng sữa đầu cần thiết.

Thế nhưng, nếu không chia những con nhỏ nhất ra cho bú thì cần đến 16~24 tiếng và chênh lệch trọng lượng giữa heo bú trong 12 giờ và nhóm heo bú từ 16~24 giờ sẽ hạn chế cơ hội ghép bầy.

Vì sự sạch sẽ của vú heo và tính nhạy cảm của nái với con mình nên việc ghép bầy trong vòng 24 tiếng là lý tưởng nhất.

Nên ghép heo con nhẹ ký với heo con đẻ trễ cho bú sữa đầu chung với nhau.

Việc chia heo con ra cho bú hoặc các biện pháp khác khiến quá trình hấp phụ kháng thể thông qua thành ruột sẽ được rút ngắn.

Khi heo con bú sữa có kháng thể IgG, thành ruột sẽ tiết ra chất đóng các lỗ này ở trên ruột lại trong vòng 18 giờ sau khi sinh.

Đối với những heo con trọng lượng quá nhỏ không bú được có thể dùng ống dẫn hoặc bình để cung cấp sữa đầu cho (có thể thay thế bằng sữa đầu của bò).

10. Heo con bị đẻ chậm (đẻ chậm hoặc đẻ cuối cùng)

Heo con của nái đẻ chậm thường bị chứng thiếu ô-xy rất nguy hiểm (tiêu chuẩn ô-xy xuống thấp hơn thông thường).

Theo kết quả của một nghiên cứu, tỷ lệ chết nếu nái đẻ trên 6 tiếng là 21%, dưới 6 tiếng là 12%.

Nếu đỡ đẻ giỏi, trong vòng 12 tiếng phải cho heo con bú sữa đầu đầy đủ.

Một số người không nghĩ tới việc nái bị nguy cơ cao hay thấp mà nghĩ là vì lý do chích oxytoxin giúp nái đẻ đồng loạt.

Việc này vừa phải chấp nhận rủi ro vừa phải có biện pháp quản lý khác.

11. Ghép bầy

Nguyên tắc của việc ghép bầy sớm là đảm bảo sự phát triển của heo.

Số con đẻ ra nhiều và trọng lượng sơ sinh nhỏ là lý do rõ ràng nhất.

Ghép heo lúc còn nhỏ giúp heo thích ứng nhanh với vú nái mới, nên khi bảo đảm được cho bú nên chuyển liền.

Khi ghép bầy heo con, chúng ta cần chú ý các điều kiện sau:

° Sau khi sinh trong vòng 24 tiếng phải tiến hành ghép bầy để giảm thiểu stress

° Đếm số vú để đánh giá năng lực cho sữa của nái nhận heo ghép

° Vú phải to và có khả năng nuôi con

° Hạn chế chuyển heo, chỉ chuyển con nhỏ nhất hoặc một con trong số những con to

° Heo con không được bú sữa đầu đầy đủ thì sẽ gặp nguy hiểm cao.

Nghiên cứu cho thấy dù bú sữa đầu đầy đủ nhưng nếu thiếu năng lượng heo vẫn tiếp tục chết.

Bởi vì heo con nhỏ không giành được vú có sữa cho mình

° Có thể dùng hộp sữa nhân tạo cho heo con bú dự phòng khi ghép bầy cũng mang lại hiệu quả

° Tất cả nhân viên phải được huấn luyện kỹ về nhiệm vụ ghép bầy.

Khi cần, phải nhanh chóng quyết định huấn luyện ngay.


Related news

lich-tiem-ngua-cac-loai-vac-xin-cho-heo Lịch tiêm ngừa các loại… phuong-phap-cho-heo-nai-dong-duc-dong-loat Phương pháp cho heo nái…