3 cách vỗ béo bò thịt thường dùng
– Giống: các giống khác nhau có tốc độ sinh trưởng, phát triển, tạo nạc và mỡ khác nhau.
Trên bê đực lai hướng sữa thì mức tăng trọng bình quân của bê đạt từ 500 – 600 gam/con/ngày.
– Tuổi: tuổi giết mổ khác nhau sẽ cho chất lượng thịt khác nhau.
Cụ thể như:
+ Dưới 1 năm tuổi: sự phát triển của cơ thể chủ yếu là kết quả của sự tích luỹ các mô cơ và xương, còn mỡ và mô liên kết tương đối thấp.
+ Đến 1,5 tuổi: sự tích luỹ mô cơ cao, còn mô xương tương đối thấp.
+ Sau 18 tháng tuổi: tốc độ sinh trưởng của tế bào cơ giảm xuống thấp, hàm lượng nước giảm, sự tích luỹ mỡ tăng lên, kèm theo là hàm lượng calori cũng tăng lên, còn mô liên kết giảm.
Thời gian này do sự trao đổi chất thay đổi, làm giảm khả năng tích luỹ nitơ, cường độ hình thành protein giảm thấp và sự sinh trưởng của tế bào bị kìm hãm, đồng thời tốc độ tích lũy mỡ tăng lên.
Cụ thể là khi sơ sinh thành phần protein là 18,25%; đến 18 tháng là 17,18%.
Trong khi đó, mỡ tăng tương ứng là 3,64% lúc sơ sinh; 26,74% lúc 18 tháng tuổi.
Nếu giết thịt lúc 18 tháng tuổi mỡ tích luỹ trong cơ bắp cao hơn mỡ nội tạng.
Theo nhiều tác giả, trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta, vỗ béo bò ở giai đoạn 22 – 24 tháng tuổi là hiệu quả kinh tế nhất.
– Tính biệt và thiến: ở các cơ sở chăn nuôi bê đực hướng sữa lấy thịt, thường giết thịt vào 15 – 18 tháng tuổi.
Nhiều nghiên cứu và thực nghiệm xác nhận rằng, bê đực không thiến đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn bê đực thiến, do vậy chi phí thức ăn tính cho kg tăng trọng thấp hơn so với bê đực thiến.
Tuy nhiên, sự tích lũy mỡ trong cơ bắp ở bê đực thiến cao hơn và sớm hơn bê đực không thiến.
Ở 15 – 18 tháng tuổi, thể trọng bê đực không thiến và bê thiến là 400 – 450 kg.
– Nuôi dưỡng: sức sản xuất thịt của bê phụ thuộc trước hết vào mức độ dinh dưỡng.
Mức dinh dưỡng cao sẽ đạt được khối lượng thịt gấp 2 lần so với mức độ dinh dưỡng thấp, thành phần thân thịt ở gia súc nuôi dưỡng kém đạt tỷ lệ xương và dây chằng tương ứng là 25 – 30% thân thịt, năng lượng của thịt giảm 40 – 45%.
Thông thường, khẩu phần nhiều thức ăn thô thì tỷ lệ nội tạng cao, tỷ lệ thịt xẻ thấp; ngược lại, khẩu phần nhiều thức ăn tinh thì tỷ lệ thịt xẻ cao, tỷ lệ nội tạng thấp.
– Stress môi trường: nhiệt độ môi trường cao cản trở thải nhiệt từ cơ thể thông qua dẫn nhiệt.
Trong môi trường càng nóng ẩm thì việc thải nhiệt thừa càng khó khăn.
Do vậy, khi bò bị stress nhiệt sẽ làm hạn chế khả năng thu nhận thức ăn và năng suất giảm.
II/ Trong điều kiện chăn nuôi gia đình, hiện nay có 3 cách vỗ béo bò thường được áp dụng như sau:
(1) Nuôi chăn thả có bổ sung thức ăn tại chuồng: bò cần được chăn thả 8 – 10 giờ/ngày ngoài bãi chăn để tận dụng được nhiều cỏ tươi mà không phải tốn công thu cắt cỏ và vận chuyển về chuồng.
Sau khi chăn thả, bò được bổ sung thêm một ít thức ăn tinh và muối ăn.
Cách vỗ béo này thường áp dụng ở những nơi có diện tích đồng cỏ lớn và năng suất đồng cỏ tương đối khá mới đảm bảo mỗi ngày bò gặm được từ 20 – 25 kg cỏ.
Tuy nhiên, để tăng năng suất đồng cỏ chăn thả thì đồng cỏ phải được cải tạo, diệt trừ cỏ dại, trồng cây bóng mát, giữ ẩm đất bằng cách tưới nước hay đắp đập ngăn nước để cỏ có năng suất cao.
Dành cho đàn bò vỗ béo ở những bãi cỏ gần nguồn nước, gần chuồng để chăn thả được nhiều giờ ngoài bãi.
Nếu khoảng cách từ chuồng đến bãi chăn quá 2 km thì phải làm lán trại ngoài đồng cho bò ngủ qua đêm trong suốt thời gian chăn thả.
(2) Nuôi tại chuồng kết hợp với chăn thả: hình thức vỗ béo này thường áp dụng ở những hộ có diện tích đồng cỏ giới hạn, bò vừa gặm được một phần cỏ ngoài bãi chăn vừa được cung cấp thêm thức ăn tinh tại chuồng.
Lượng thức ăn tinh cần được đảm bảo đầy đủ để tạo điều kiện cho bò chóng béo.
Có thể bổ sung thêm phụ phẩm công nông nghiệp làm thức ăn vỗ béo cho bò như:
+ Bã mía, lá và ngọn mía: cho ăn tươi hoặc ủ chua, 2 – 3 kg/con/ngày
+ Vỏ và mắt dứa: ủ chua, 3 kg/con/ngày, khi ăn thường trộn với thức ăn tinh.
+ Hèm bia: 5 – 10 kg/con/ngày, kết hợp với cỏ họ đậu.
(3) Nuôi nhốt hoàn toàn: đây là phương thức nuôi thâm canh tại chuồng để giảm vận động, nhằm làm cho bò đạt mức tăng trọng nhanh trong thời gian ngắn để có tỷ lệ thịt xẻ cao, tạo ra các vân mỡ trong các sớ cơ nên phẩm chất thịt được nâng cao, giảm chi phí sản xuất đồng thời tăng hiệu quả chăn nuôi.
Sau thời gian vỗ béo khối lượng cơ thể bò tăng từ 15 – 20% so với trước khi vỗ béo.
Tuy nhiên, bằng các hình thức vỗ béo nào thì trước khi đưa vào vỗ béo bò, người chăn nuôi cần phải tẩy giun, sán cho bò bằng các loại thuốc như: levamisol, albendazole, biomectin…
– Thức ăn của bò nuôi vỗ béo gồm cỏ tươi, rơm khô, thức ăn tinh (cám hỗn hợp, khoai lang, khoai mì, bắp).
Lượng thức ăn tinh cho mỗi con vỗ béo tối đa từ 1 – 2 kg/ngày, liên tục trong vòng 3 tháng vì đây là nguồn thức ăn vừa cung cấp năng lượng, vừa tích lũy mỡ nhanh cho cơ thể bò.
Nên kích thích cho bò ăn càng nhiều càng tốt, cho ăn tự do, vận động ít hoặc không cho vận động để bò tăng trọng nhanh, khoảng 1,0 kg/con/ngày.
– Nước uống phải cung cấp thường xuyên và đầy đủ.
Hiện nay, trên thị trường đã có 1 sản phẩm có tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu quả việc vỗ béo bò thịt đó là Best chrom hữu cơ vừa có tác dụng kích thích tạo nạc, vừa có tác dụng kích thích tăng trọng cho bò, người chăn nuôi cần chú trọng để bổ sung vào KPTA vỗ béo bò thịt với liều dùng 1kg Best chrom/ 1 tấn thức ăn.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao