Tôm thẻ chân trắng 4 cách phòng bệnh cho tôm - Phần 2 (Phần cuối)

4 cách phòng bệnh cho tôm - Phần 2 (Phần cuối)

Author Lê Cung, publish date Monday. April 4th, 2016

Dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng hoàn chỉnh rất cần thiết trong nuôi tôm.

Đặc biệt là với các hình thức nuôi thâm canh hay bán thâm canh.

Tuy nhiên, nguy cơ mất cân bằng dinh dưỡng trong tôm do thói quen nuôi truyền thống có thể xảy ra.

Khi đó khả năng miễn dịch và sức đề kháng bệnh của tôm có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác nhau, nhất là các vitamin và khoáng chất.

Quản lý thức ăn không tốt, ngoài việc làm chi phí vụ nuôi tăng cao, nhiều vấn đề khác liên quan đến biến đổi môi trường, ảnh hưởng sức khỏe tôm nuôi và dịch bệnh sẽ nảy sinh.

Như vậy, bổ sung chất dinh dưỡng thích hợp không những giúp loại bỏ bệnh mà còn cho phép hệ thống miễn dịch của tôm hoạt động ở mức tối ưu giúp tôm khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và cho năng suất cao.

Không sử dụng kháng sinh để phòng bệnh

Việc sử dụng kháng sinh để phòng bệnh một cách bừa bãi và không theo hướng dẫn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “nhờn thuốc” và làm môi trường nuôi tồn dư kháng sinh, làm cho bệnh trên tôm trở nên phức tạp, khó chữa hơn.

Vì vậy, người nuôi cần phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh, đó là:

Chỉ sử dụng kháng sinh điều trị khi chắc chắn có nhiễm khuẩn;

Chỉ sử dụng những loại kháng sinh nằm trong danh mục được phép sử dụng; Tuyệt đối không dùng các loại thuốc đã bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.

Sử dụng thảo dược để phòng trị bệnh cho động vật thủy sản đang ngày càng được khuyến khích áp dụng rộng rãi do an toàn, tiết kiệm chi phí nuôi.

Một số loại thảo dược thường được sử dụng để phòng bệnh cho tôm: nước ép của tỏi tươi, đọt ổi non, cây chó đẻ, quả chanh…


Related news

gay-mau-nuoc-trong-ao-nuoi-tom-phan-3-phan-cuoi Gây màu nước trong ao… 4-cach-phong-benh-cho-tom-phan-1 4 cách phòng bệnh cho…