Mô hình kinh tế Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên chuyển biến tích cực

Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên chuyển biến tích cực

Publish date Friday. November 27th, 2015

Tham dự có trên 160 đại biểu đại diện của Văn phòng Chính phủ, Bộ KH-ĐT, UBND tỉnh Đắk Lắk, Văn phòng BCĐ nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, Tổ chức GIZ, đại diện lãnh đạo 87 VQG và Khu BTTN trong cả nước.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Cao Chí Công đánh giá kết quả đạt được trong công tác BTTN của các khu rừng đặc dụng.

Trong năm 2015 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức đối với công tác bảo tồn, nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ NN-PTNT và chính quyền địa phương, công tác quản lý bảo vệ rừng, BTTN các VQG, Khu BTTN đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng.

Hệ thống rừng đặc dụng đã được củng cố và phát huy tốt vai trò bảo vệ đa dạng sinh học.

Công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật được chú trọng nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn quản lý.

Nhận thức về vai trò của rừng đặc dụng đối với công tác BTTN, bảo vệ môi trường trong xã hội được nâng lên.

Hệ thống tổ chức quản lý rừng đặc dụng đang dần hoàn thiện theo chiều hướng tích cực.

Nhiều công trình nghiên cứu về bảo tồn loài và bảo tồn hệ sinh thái được triển khai.

Du lịch sinh thái đang phát triển tạo cơ chế tài chính bền vững cho các VQG và Khu BTTN.

Công tác giáo dục môi trường được đẩy mạnh ngay trên địa bàn và tập trung chủ yếu vào người dân sống trong vùng đệm, tạo sự nhận thức tốt hơn và tranh thủ được sự ủng hộ của dư luận.

Năm 2015, đã rà soát quy hoạch, chuyển hạng và thành lập mới 6 khu rừng đặc dụng, bao gồm VQG Du Già cao nguyên đá đồng văn, Khu BTTN Chí Sán (tỉnh Hà Giang), Khu BTTN Mường La (tỉnh Sơn La), Khu BTTN Bát Xát (tỉnh Lào Cai)…

Đang lập hồ sơ, hướng dẫn rà soát điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các VQG: Ba Vì, Cát Tiên, Phú Quốc, Hòa Bình, Ninh Bình theo đúng quy hoạch Hệ thống rừng đặc dụng đến năm 2020, đưa diện tích hệ thống rừng đặc dụng hiện có từ 2,2 triệu ha lên 2,4 triệu ha.

Hội nghị đã nghe báo cáo đánh giá kết quả công tác bảo tồn năm 2015 và tập trung thảo luận 10 báo cáo chuyên đề về công tác bảo vệ rừng, BTTN, đa dạng sinh học; đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2015 và nhiệm vụ năm 2016; chính sách hỗ trợ phát triển cộng đồng vùng đệm; nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn nguồn gen; phát triển du lịch sinh thái;

Ứng dụng KH- CN trong quản lý bảo vệ rừng; ý tưởng về giải thưởng hàng năm cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác BTTN tại các khu rừng đặc dụng.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung đóng góp ý kiến về dự thảo kế hoạch công tác năm 2016.


Related news

ngay-hoi-nong-nghiep-ky-thuat-cao-nhat-ban Ngày hội nông nghiệp kỹ… hieu-qua-du-an-chan-nuoi-dai-gia-suc Hiệu quả dự án chăn…