Tin nông nghiệp Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 10

Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên - Phần 10

Author 2LUA.VN tổng hợp, publish date Tuesday. December 19th, 2017

Phần 10 - Sử dụng nguyên liệu thực vật để bảo vệ cây trồng (tiếp theo)

11/ Khoai lang

Mô tả:Cây bò trên đất trồng quanh năm, củ ăn được.

Tác dụng: Chống nấm, trừ côn trùng nhỏ chậm chạp

Đối tượng:Rệp, rầy nâu, đốm lá lúa, nấm làm héo lúa, có khả năng chống một số loại nấm khác.

Bộ phận sử dụng: Lá.

Ứng dụng:Nghiền và ngâm vào nước rồi mang phun; Có thể thử với nước luộc khoai tây đặc bột đối với những côn trùng ít di chuyển như rệp.

Các tác dụng khác:Làm thức ăn.

Cảnh báo:Chưa có cảnh báo nào được biết đến.

12/ Cà chua

Mô tả: Cây thảo mộc hàng năm, trồng lấy quả; có mùi nặng khi nghiền lá ra.

Tác dụng: Trừ và chống sâu bọ, làm cây dẫn dụ, chống đẻ trứng, chống vi khuẩn và nấm.

Mục tiêu: Rệp vừng, kiến, bọ cánh cứng ở măng tây, sâu ăn cải bắp, sâu bướm, gián, bướm lưng kim cương, ruồi, châu chấu, nhộng, ấu trùng, bét, tuyến trùng, sâu có sừng ở cà chua, bọ phấn trắng; nấm nói chung và vi khuẩn làm héo lá.

Bộ phận sử dụng: Bất cứ phần nào của cây kể cả rễ và quả.

Ứng dụng: Ninh 1kg lá chặt nhỏ với 2 lít nước; nghiền nát 2 nắm lá/thân/quả bỏ ngâm vào 2 lít nước trong 5 giờ, lọc, cho thêm một ít xà phòng vào, lấy nước phun hai ngày một lần khi bướm của sâu cải bắp đang bay. Cây còn tươi là tốt nhất nhưng cần phải mang sử dụng ngay. Những phần của cây đem phơi khô có thể nghiền thành bột và trộn với nứơc để phun hoặc rắc bột nhưng không hiệu quả bằng cây tươi. Cây cà chua được trồng xung quanh cây khác để bảo vệ những cây đó không bị bọ cánh cứng tấn công măng tây; và có thể mang treo cả cây ở trong vườn cây ăn quả hay ở trong nhà để bảo vệ cây ăn quả khỏi nhiều loại côn trùng và nhà không bị gián.

Các tác dụng khác: Quả để ăn, lấy dầu từ hạt.

Cảnh báo: Lá độc hại cho người.

13/ Sắn (Xem cảnh báo)

Mô tả: Cây bụi ngắn ngày, có củ nhiều bột.

Tác dụng: Chống tuyến trùng

Đối tượng: Tuyến trùng, côn trùng nhỏ chậm chạp.

Bộ phận sử dụng: Củ.

Ứng dụng:Lấy nước từ rễ được nghiền, pha loãng 1:1 với nước, đem phun ngay, sử dụng 4 lít nước đã pha cho 1 mét vuông rất có hiệu quả. Chờ sau 20 ngày trước khi gieo hạt; sử dụng vỏ của củ sắn làm lớp phủ chống giun tròn; thử dùng bột sắn sau khi đun sôi và sắn nguội đối với rệp vừng v.v.

Các tác dụng khác:Củ của loại sắn đắng có thể ăn được sau khi loại bỏ chất axit xyanhydric bằng cách đun sôi; làm thức ăn cho gia súc, làm giấy, vải, mỹ phẩm, chất dính và bột.

Cảnh báo:Củ của loại sắn đắng có chứa chất axit xyanhydric phải loại bỏ trước khi ăn.

14/ Cây trúc đào (Xem cảnh báo)

Mô tả: Cây bụi xanh quanh năm, làm cảnh ở trong vườn.

Tác dụng:Chống đầy, chống nấm, giun tròn, trừ sâu, chống loài gặm nhấm

Đối tượng: Kiến, ruồi, bọ cánh cứng, bướm lưng kim cương, loài gặm nhấm, mọt ngô, rầy nâu

Bộ phận sử dụng: Cả cây.

Ứng dụng: Chặt và ngâm lá, vỏ và hoa vào nước trong 30 phút rồi mang phun; phơi khô và xay các phần của cây thành bột để rắc.

Các tác dụng khác: Làm thuốc, làm nước hoa, hương, mật hoa, cây cảnh.

Cảnh báo: Cả cây đều độc.

15/ Cây húng quế

Mô tả:Cây thảo mộc hương liệu, trồng.

Tác dụng: Chống nấm nhẹ, trừ và xua đuổi sâu bọ.

Đối tượng: Nhiều loại côn trùng, nấm nói chung

Bộ phận sử dụng: Cả cây.

Ứng dụng: Ngâm lá vò nhỏ trong nước trong 24 giờ, lọc và mang phun; phơi khô dưới nắng và xay thành bột để rắc.

Các tác dụng khác: Làm gia vị cho thức ăn, làm thuốc, chống muỗi và ve.

Cảnh báo: Hiệu quả hình như có thay đổi nhiều tùy giống và các yếu tố khác.

16/ Cúc vạn thọ

Mô tả:Cây thảo mộc thẳng trồng hàng năm.

Tác dụng: Chống vi khuẩn, trị độc, chống nấm, trừ sâu, giun tròn và là cây xua đuổi côn trùng

Đối tượng:Nhiều loại côn trùng kể cả kiến, bọ cánh cứng, tuyến trùng và nấm, bệnh tàn rụi muộn.

Các phần: Cả cây.

Ứng dụng: Vò 100 – 200g lá, rễ, hoa, đổ vào 1 lít nước sôi, ngâm trong 24 giờ, cho thêm 1 lít nước lạnh, phun vào cây hoặc vào đất; trồng luân canh chống giun tròn; trồng xen canh như là cây xua đuổi bọ cánh cứng.

Các tác dụng khác: Làm cây cảnh, chống xói mòn, thuốc, thức ăn và nhuộm quần áo.

Cảnh báo:Chưa có cảnh báo nào được biết đến.

17/ Cây na

Mô tả: Cây bụi trồng ở nhiều nơi.

Tác dụng: Trừ sâu.

Đối tượng: Côn trùng nói chung, kể cả rệp vừng, bướm lưng kim cương, châu chấu cỏ và châu chấu lá.

Bộ phận sử dụng: Vỏ và hạt.

Ứng dụng: Ngâm vỏ trong nước một vài ngày và mang phun; Hạt na khô được nghièn nát và rắc trực tiếp lên cây bị sâu hại hoặc pha loãng phun lên mặt dưới lá và diệt nhộng; có thể tăng thêm độ đậm đặc của nước phun bằng cách ngâm hạt đập nát trong một vài giọt dầu hỏa trong vài giờ trước khi cho thêm nước.

Các tác dụng khác:Quả ăn được.

Cảnh báo: Chưa có cảnh báo nào được biết đến.

18/ Vỏ cây đắng (Canh ki na)

Mô tả: Cây xanh quanh năm, lâu niên ở các huyện miền đông.

Tác dụng: Trừ sâu.

Đối tượng: Côn trùng nói chung.

Bộ phận sử dụng Rễ và lá.

Ứng dụng: Đập dập lá và rễ, đổ nước lên, ngâm trong 24 giờ, lọc, pha loãng với 10 phần nước, cho thêm một ít xà phòng để phun; xay rễ và lá khô thành bột để rắc.

Các tác dụng khác: Làm thuốc.

Cảnh báo: Phun tại chỗ - nếu không sẽ tiêu giệt côn trùng có ích.

19/ Cây táo gai, cà độc dược (Xem cảnh báo)

Mô tả:Cây họ cỏ cao trồng hàng năm, lá có góc cạnh.

Tác dụng: Chống đầy, chống nấm, trừ sâu, trừ tuyến trùng.

Đối tượng: Côn trùng nói chung, sâu ngài đêm, giun tròn và một số bệnh nấm

Bộ phận sử dụng: Cả cây

Ứng dụng: Phơi cả cây dưới nắng, xay nhỏ và dùng bột; vò một nắm lá trong một lít nước làm thuốc phun, cho thêm một ít xà phòng.

Các tác dụng khác:Làm thuốc

Cảnh báo: Cây độc vì vậy không để gần miệng.

20/ Cây cứt lợn

Mô tả:Cây bụi xâm lấn quanh năm.

Tác dụng:Tiếp xúc với chất độc

Đối tượng: Nhiều loại côn trùng

Bộ phận sử dụng: Lá, hoa, cành

Ứng dụng: Vò một nắm lá trong 1 lít nước, cho thêm một ít xà phòng mang phun; đốt lấy tro để rắc; phơi khô và nghiền thành bột mang rắc. Đốt cành và mang tro rắc lên bọ cánh cứng và sâu đục lá.

Các tác dụng khác: Làm thuốc

Cảnh báo: Được phân loại là cỏ độc hại ở Dimbabuê và độc đối với gia súc.

---

(Tài liệu tham khảo cho nông dân sản xuất hữu cơ)

Dựa trên tài liệu canh tác tự nhiên của Zimbabue


Related news

bao-ve-thuc-vat-theo-phuong-phap-tu-nhien-phan-11 Bảo vệ thực vật theo… bao-ve-thuc-vat-theo-phuong-phap-tu-nhien-phan-9 Bảo vệ thực vật theo…