Tin thủy sản Bến Tre phấn đấu hoàn thiện hạ tầng nuôi tôm biển công nghệ cao

Bến Tre phấn đấu hoàn thiện hạ tầng nuôi tôm biển công nghệ cao

Author Thạch Thảo, publish date Tuesday. January 9th, 2024

Phát triển 4 ngàn héc-ta nuôi tôm biển công nghệ cao (CNC) là một trong 11 công trình, dự án trọng điểm của tỉnh trong nhiệm kỳ 2020 – 2025. Tỉnh đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu hướng tới kết quả này, với mong muốn đưa kinh tế tỉnh phát triển nhanh và bền vững.

Hạ tầng vùng nuôi

Thông tin từ Chi cục Thủy sản, đến tháng 11-2023, diện tích nuôi tôm nước lợ ứng dụng CNC đã phát triển tăng thêm 543ha, đạt 109% so với lộ trình phát triển đến năm 2023 theo Kế hoạch số 3004/KH-UBND ngày 1-6-2021 của UBND tỉnh về phát triển 4 ngàn héc-ta tôm nước lợ ứng dụng CNC tỉnh đến năm 2025. Tỉnh đang có nhiều nỗ lực, nhằm hoàn thiện dần hạ tầng vùng nuôi tôm ứng dụng CNC.

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Dự án Đầu tư hạ tầng kỹ thuật vùng nuôi tôm biển ứng dụng CNC huyện Bình Đại đang hoàn thiện các thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán. Hạ tầng vùng nuôi tôm ứng dụng CNC huyện Ba Tri, tiến độ thực hiện đạt khoảng 40% giá trị hợp đồng.

Chi cục Thủy sản đã tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo giải trình đến Cục Điện lực và năng lượng tái tạo về tính khả thi của việc phát triển 4 ngàn héc-ta nuôi tôm ứng dụng CNC đến năm 2025 đối với đề xuất xây dựng các trạm biến áp 110KV trên địa bàn 3 huyện: Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Bến Tre đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng cho vay nuôi tôm ứng dụng CNC. Đến cuối tháng 9-2023, dư nợ cho vay lĩnh vực này đạt 433 tỷ đồng. Sở Khoa học và Công nghệ đang cùng với đơn vị tư vấn triển khai đề tài Ứng dụng Map4D GIS Platform cho việc số hóa, quản lý nuôi tôm CNC (4 ngàn héc-ta) tại tỉnh, dự kiến năm 2024 sẽ chuyển giao để cập nhật dữ liệu.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức 4 cuộc hội thảo, kết nối doanh nghiệp và 6 lớp tập huấn kỹ thuật, tuyên truyền các chính sách khuyến khích phát triển nuôi tôm ứng dụng CNC cho hơn 1 ngàn tổ chức, cá nhân nuôi tôm tham dự. Đã vận động, hỗ trợ cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi đối tượng chủ lực cho 612 cơ sở nuôi tôm, diện tích 1.397,886ha. Chi cục Thủy sản đã phối hợp với các đơn vị có liên quan chứng nhận 1 doanh nghiệp sản xuất tôm giống chất lượng cao. Đồng thời, lắp đặt 14 trạm quan trắc môi trường tự động trên địa bàn huyện Ba Tri và Thạnh Phú (kiểm tra 14 thông số về môi trường vùng nuôi tôm, nghêu). Qua đó, giúp cho người nuôi theo dõi, cảnh báo sớm môi trường dịch bệnh để chủ động sản xuất.

Những yêu cầu đặt ra

Chi cục Thủy sản cũng nhận định những khó khăn cần được tháo gỡ trong thời gian tới để đạt mục tiêu “Phát triển 4 ngàn héc-ta nuôi tôm biển CNC” trong nhiệm kỳ 2020 – 2025. Cụ thể, chi phí đầu tư nuôi tôm nước lợ ứng dụng CNC là rất lớn, trong khi nguồn lực của người nuôi còn yếu (rất ít người đủ điều kiện đầu tư phát triển theo hình thức nuôi tôm nước lợ ứng dụng CNC; số lượng hộ nuôi tiếp cận được vốn vay từ các ngân hàng thương mại chưa nhiều.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm nuôi tôm, ông Dương Minh Triết, ngụ xã Thới Thuận cho biết: “Sau khi nghiên cứu kỹ thị trường, đầu năm 2023, tôi quyết định đầu tư nuôi tôm kích cỡ (size) lớn. Tôi có khoảng 12ha đất nuôi tôm, đang thả nuôi 18 ao. Chỉ tính riêng kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, mỗi héc-ta đất tốn khoảng 1 tỷ đồng chi phí làm ao, lót bạt, mô-tơ, nhà xưởng, đường đi… Không chỉ đầu tư kinh phí, nuôi tôm ứng dụng CNC còn đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, người nông dân phải học tập, cập nhật kiến thức xuyên suốt”.

Cũng theo Chi cục Thủy sản, phát triển nuôi tôm nước lợ ứng dụng CNC vẫn còn rời rạc, nhỏ lẻ ở một số nơi nên công tác thực hiện các hoạt động đầu tư hoàn thiện hạ tầng điện, đường, thủy lợi, giao thông còn nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng vùng nuôi mặc dù được quan tâm đầu tư, nhưng với xu hướng phát triển như hiện nay, dự báo trong thời gian tới, hạ tầng sẽ không đáp ứng được nhu cầu phát triển, nhất là thủy lợi. Hệ thống điện ba pha đầu tư cho ngành nuôi tôm còn hạn chế. Thêm vào đó, toàn tỉnh hiện chỉ có 1 nhà máy chế biến tôm, với công suất thiết kế 5 ngàn tấn/năm, chỉ có thể đáp ứng được 10% sản lượng tôm biển nuôi của tỉnh.

Các kiến nghị của Chi cục Thủy sản phản ánh nhu cầu xã hội trong phát triển diện tích nuôi tôm biển ứng dụng CNC. Đó là, Sở Khoa học và Công nghệ sớm lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện các đầu việc liên quan đến khoa học công nghệ theo Kế hoạch số 3004/KH-UBND như “Đề tài nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi tôm CNC tại Bến Tre”; “Đề tài nghiên cứu xử lý nước thải, chất thải nuôi tôm CNC để phục vụ sản xuất nông nghiệp”. Tỉnh xem xét kiến nghị Cục Điện lực và năng lượng tái tạo xây dựng trạm biến áp tại 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú; đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi tôm biển ứng dụng CNC tại huyện Thạnh Phú; có chính sách thu hút đầu tư nhà máy chế biến tôm tại tỉnh.

may quat nuoc HS

MÁY QUẠT NƯỚC HS

- Oxy hoà tan cao

- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt

- Ưu điểm:

   + Tiêu thụ điện năng thấp

   + Tiêu chuẩn ISO-9001

   + Chất lượng vượt trội

- Ứng dụng:

   + Nuôi tôm thâm canh

   + Nuôi tôm trong nhà

   + Hệ thống ương nuôi tôm


Related news

khoi-thong-diem-nghen-cho-nganh-tom Khơi thông điểm nghẽn cho… hieu-qua-nuoi-tom-ung-dung-cong-nghe-cao Hiệu quả nuôi tôm ứng…