Nuôi bò Bệnh 'bò điên' ở người: Phát hiện mới về nguy cơ lây nhiễm bệnh

Bệnh 'bò điên' ở người: Phát hiện mới về nguy cơ lây nhiễm bệnh

Author Minh Châu (tổng hợp), publish date Tuesday. December 26th, 2017

Bệnh 'bò điên' ở người không chỉ tồn tại trong não bệnh nhân như hiểu biết xưa này mà còn xuất hiện cả ở trên da của người bệnh.

Bệnh "bò điên" ở người tiến triển và gây tử vong nhanh chóng. Ảnh minh họa

Thông tin đăng tải trên báo Người tiêu dùng, loại Protein bất thường (prion - tiền virus) gây bệnh CJD (Creutzfeldt-Jacob Disease) hay còn gọi là bệnh "bò điên", không chỉ tồn tại trong não bệnh nhân như hiểu biết xưa này mà còn xuất hiện cả ở trên da của người bệnh. Kết quả nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Science Translational Medicine gây nhiều lo ngại về khả năng truyền nhiễm của căn bệnh này.

Theo các khoa học gia, bệnh CJD có liên quan tới bệnh viêm não thể bọt biển ở bò (Bovine Spongiform Encephalopathy - BSE). Để có được kết quả bệnh CJD còn xuất hiện cả ở trên da của bệnh nhân, các nhà chuyên môn về prion đã tiến hành nghiên cứu dựa trên các mẫu da của 38 bệnh nhân có kết luận chết vì mắc bệnh bò điên.

Một kỹ thuật mới, có độ chính xác cao cũng được ứng dụng để đo mức độ prion trong các mẫu da bệnh. Các prion được trích xuất cho thấy khả năng lây nhiễm và gây bệnh khi được đưa vào thí nghiệm trên cơ thể chuột. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra khả năng lây bệnh thông qua tiếp xúc thông thường hầu như là không có, bởi lượng prion trên da thấp hơn hàng ngàn cho đến trăm ngàn lần so với lượng prion trong não bệnh nhân.

Cũng theo các nhà chuyên môn, khả năng lây nhiễm bệnh từ prion trên da chủ yếu xuất hiện khi tiến hành các phẫu thuật thường gặp trên các bộ phận cơ thể ngọai trừ não của bệnh nhân. Khoa học gia Wenquan Zou - tác giả chính của nghiên cứu, cho biết từ trước tới nay nguy cơ lây nhiễm bệnh CJD vẫn luôn được biết đến là do lây nhiễm trong quá trình phẫu thuật hoặc điều trị có sử dụng các mô tế bào não nhiễm prion.

Vì lẽ đó, việc phát hiện prion tồn tại trên da bệnh nhân được coi là một khám phá quan trọng, không chỉ giúp chỉ ra nguy cơ lây nhiễm khác, mà còn mở ra các phương pháp sinh thiết hoặc khám nghiệm giúp cải thiện xác suất chuẩn đoán bệnh sớm hoặc phát hiện bệnh khi khám nghiệm. 

Ông Zou cũng cho rằng phương pháp khám nghiệm da tử thi để xác định nguyên nhân tử vong đặc biệt hữu ích tại các quốc gia không dễ dàng chấp nhận phẫu thuật não như Trung Quốc hay Ấn Độ - hai nước có dân số đông nhất thế giới. Sau phát hiện quan trọng đó, các tác giả cũng cho rằng cần thực hiện thêm nghiên cứu để có hiểu biết chuyên sâu hơn nữa về nguy cơ lây nhiễm bệnh CJD. 

Dù là bệnh hiếm gặp với tỷ lệ 1/1000.000 người/năm nhưng đây là căn bệnh "vô phương cứu chữa", tiến triển rất nhanh và gây tử vong chỉ trong vòng một năm. Các triệu chứng ban đầu là xuất hiện các lỗ nhỏ trong não bộ, đột ngột suy giảm trí nhớ hoặc thị lực, thay đổi hành vi và suy giảm khả năng phối hợp. 

Theo tờ TTXVN, căn bệnh này thực sự gây chú ý khoảng vài thập kỷ trước khi một số bệnh nhân tại Anh nhiễm bệnh do ăn thịt gia súc mắc bệnh. Tình hình nghiêm trọng tới mức năm 1996, Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành lệnh cấm buôn bán và tiêu thụ thịt bò và các sản phẩm liên quan có nguồn gốc từ Anh trên toàn cầu và phải đến 3 năm sau lệnh cấm này mới được gỡ bỏ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tính từ tháng 10/1996 đến tháng 3/2011, có 224 trường hợp mắc bệnh CJD, chủ yếu ở Anh.


Related news

giong-bo-bbb-co-may-san-xuat-thit Giống bò BBB - 'cỗ… ky-thuat-nuoi-bo-thit-cho-nang-suat-cao-thu-lai-tien-ty Kỹ thuật nuôi bò thịt…