Tôm thẻ chân trắng Bệnh đường ruột trên tôm và biện pháp xử lý triệt để

Bệnh đường ruột trên tôm và biện pháp xử lý triệt để

Author TSVN, publish date Monday. February 22nd, 2021

Bệnh đường ruột ở tôm khá phổ biến như bệnh phân trắng, đứt khúc, trống ruột… thường xảy ra ở tôm sau 1 tháng thả nuôi, mức độ xảy ra nhiều nhất vào giai đoạn 60 – 90 ngày tuổi, gây ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của vụ nuôi, nếu không phòng và điều trị kịp thời sẽ làm giảm năng suất và chất lượng tôm nuôi.

Nguyên nhân

– Nhiễm vi khuẩn Vibrio spp: Khi chất lượng nước kém, mật độ Vibrio tăng cao, xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho tôm. Hầu hết các chủng Vibrio đều có khả năng gây bệnh, khi vào đường ruột, vi khuẩn phá hủy thành ruột gây viêm, tôm không ăn được dẫn đến trống ruột, đứt khúc.

– Nhiễm ký sinh trùng Gregarine (trùng 2 tế bào): Khi tôm ăn phải ký chủ của loài Gregarine này như nhuyễn thể 2 mãnh vỏ, giun nhiều tơ, ốc… sẽ bị ấu trùng xâm nhập vào ruột, phát triển thành dạng trưởng thành, sống ký sinh và bám vào thành ruột. Khi mật độ Gregarine dày đặc sẽ làm tắc nghẽn ruột, hình thành những tổn thương ở đường ruột tạo điều kiện cho tác nhân cơ hội tấn công gây bệnh cho tôm nuôi.

– Thức ăn:

+ Tôm ăn thức ăn bị ẩm mốc, nhiễm khuẩn gây ngộ độc cho tôm;

+ Tôm ăn phải tảo độc trong ao như tảo lam: loài tảo độc này sẽ tiết độc tố làm tê liệt lớp biểu bì mô ruột, làm ruột không hấp thu được thức ăn, tôm yếu và bị bệnh.

– Môi trường:

+ Thời tiết thất thường như mưa nắng kéo dài cũng làm cho tôm yếu, bỏ ăn làm cho ruột trống;

+ Chất lượng nước kém: nước đục, nhiều bọt dơ, tảo tàn, tảo nở hoa, khí độc… khiến tôm bị stress, ăn kém hoặc bỏ ăn.

Khi đường ruột tôm bị tổn thương và suy giảm các chức năng của cơ quan này, tôm không hấp thụ được thức ăn làm giảm sức khỏe tôm, cùng với sự tấn công của các tác nhân cơ hội sẽ làm tôm bệnh nghiêm trọng hơn và chết.

Tác hại

Mặc dù không gây chết hàng loạt trong thời gian ngắn, nhưng sẽ làm tôm bị bệnh mãn tính, khó điều trị. Tôm bị bệnh, bỏ ăn, không bắt mồi, còi cọc, không lớn, yếu ớt gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm nuôi.

Cách xử lý

Kiểm soát tốt chất lượng nước: Diệt khuẩn định kỳ, xử lý chất hữu cơ dư thừa, bùn đáy ao, tảo độc, thường xuyên kiểm tra nồng độ ôxy hòa tan (>4 ppm) tốt nhất là 5 ppm (kích thích tôm ăn khỏe, lớn nhanh, ít bị bệnh tấn công).

Kiểm soát chất lượng thức ăn và lượng cho ăn: Đảm bảo thức ăn sạch, hạn chế lượng thức ăn dư thừa gây ô nhiễm hữu cơ.

Tăng sức đề kháng và diệt mầm bệnh trong đường ruột tôm.

Sử dụng chế phẩm sinh học:

+ Chế phẩm vi sinh: Ổn định hệ vi khuẩn đường ruột, tăng mật độ vi khuẩn có lợi trong đường ruột tôm; chủng vi sinh đặc hiệu chuyên ức chế ký sinh trùng; vi sinh xử lý nước và đáy ao nuôi.

+ Chế phẩm enzyme: Enzyme hỗ trợ tiêu hóa, enzyme cắt tảo độc, xử lý nước ao ô nhiễm hữu cơ.

Đề xuất giải pháp từ Thái Nam Việt

Bệnh đường ruột ở tôm nuôi tuy không gây chết hàng loạt nhưng lại làm giảm chất lượng tôm và năng suất vụ nuôi, do đó, cần phòng bệnh hay phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, việc điều trị cần nhanh chóng và hiệu quả nhưng không gây ảnh hưởng đến sự phát triển sau đó của tôm nuôi. Sử dụng chế phẩm sinh học sẽ giải quyết được vấn đề mục tiêu và đảm bảo cho sự tăng trưởng và sức khỏe tôm, hạn chế được thiệt hại và nâng cao năng suất.


Related news

quy-trinh-gay-mau-nuoc-lam-thuc-an-cho-tom-the-chan-trang Quy trình gây màu nước… 6-cach-giup-tom-ca-song-sot-qua-ret-dam-ret-hai 6 cách giúp tôm cá…