Tôm thẻ chân trắng Bệnh gan thận mủ trên cá tra

Bệnh gan thận mủ trên cá tra

Publish date Tuesday. July 14th, 2015

Tỷ lệ cá chết khi bị nhiễm bệnh gan thận mủ có thể lên đến 90%. Cá Tra thường bị nhiễm bệnh vào các tháng cuối năm khi nhiệt độ nước hạ thấp (khoảng tháng 9 đến tháng 1 năm sau); tuy nhiên ngày nay bệnh này còn xảy ra ở những thời điểm khác trong năm do việc tăng diện tích và tăng mức độ thâm canh, cũng như việc không sát trùng nguồn nước của những ao nuôi bị nhiễm bệnh trước khi thải ra môi trường.

2. Đường lây truyền:

E.ictalury có thể nhiễm cho cá bằng 2 đường khác nhau:

- Vi khuẩn trong nước có thể qua đường mũi của cá xâm nhập vào cơ quan khứu giác và di chuyển vào dây thần kinh khứu giác, sau đó vào não. Từ đó, bệnh lan rộng từ màng não đến sọ và da.

- Cá da trơn còn lây nhiễm qua đường tiêu hóa, thức ăn qua đường miệng gây nhiễm khuẩn ruột hoặc qua niêm mạc ruột vào máu gây nhiễm trùng máu. Bằng đường này thì vi khuẩn vào mao mạch trong biểu bì gây họai tử và mất sắc tố của da.

Bệnh tiến triển gây viêm ruột, viêm gan và viêm cầu thận trong vòng 2 tuần sau khi nhiễm khuẩn (Shotts và cộng tác viên, 1986). Tóm lại vi khuẩn E. ictaluri có thể xâm nhập vào cơ thể cá từ môi trường nước qua da, qua mangcá và qua miệng bằng đường thức ăn gây bệnh mủ gan cá.

3. Triệu chứng:

Bệnh này nếu nhẹ thường khó được phát hiện sớm do cá bệnh ít có biểu hiện bên ngoài. Cá bị nhiễm bệnh gan thận mủ thường ăn kém hoặc bỏ ăn tùy theo bệnh nhẹ hay nặng. Quan sát bên ngoài có thể thấy bụng hơi sưng to, mắt bị đục. Cá bệnh thường bơi lờ đờ gần bề mặt ao . Khi mổ bụng cá ta thường thấy những đốm trắng nhỏ (như đốm mủ) trên bề mặt của một số cơ quan như gan, thận và lách.

Nếu nặng, cá bỏ ăn bơi lờ đờ trên mặt nước, thường nhào lộn và xoay tròn, thường không phản ứng với tiếng động; những tổn thương ở gan lan rộng làm gan không còn chức năng khử độc và lọc máu, làm chất độc tích tụ trong cơ thể kết hợp với những yếu tố khác làm cá chết. Một số cá xuất huyết tất cả các vi hoặc xuất huyết tòan thân và nếu xuất huyết trầm trọng thì khi nhấc cá ra khỏi nước máu sẽ chảy ra từ da và mang cá và khi mổ một số cá mới chết thì thấy túi mật bị vỡ, dịch mật lan tràn khắp nội tạng do ống dẫn mật và túi mật đã họai tử.

Một số cá có biểu hiện màu sắc nhợt nhạt, có nhiều đốm lớn, nhỏ trên da. Số lượng cá chết hàng ngày tăng cao và tỷ lệ tăng dần. Tốc độ lây lan của bệnh rất nhanh, trong điều kiện thí nghiệm, chỉ khỏang 3-4 ngày là tòan bộ số cá nuôi trong bể đều nhiễm bệnh; vì vậy việc điều  trị phải làm triệt để và đồng bộ.

4. Điều trị:

4.1. Phương pháp cũ:

Đầu năm 2006, Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu và công bố chất kháng sinh Florfenicol là kháng sinh đặc trị bệnh này (thay thếcho các lọai kháng sinh khác đã bị cấm); khi sử dụng thuốc từ 7-10 ngày sẽ cho hiệu quả tốt, cá sẽ hồi phục nhanh khi kết hợp việc vệ sinh diệt mầm bệnh trại nuôi và trong môi trường nước nuôi.

Chú ý: Thuốc phải được trộn với thức ăn, áo bên ngòai bằng Lecithin, sau đó phơi khô ráo nhằm tăng khả năng dung nạp của thuốc. Phải sử dụng liên tục từ 7-10 ngày và kết hợp vệ sinh môi trường mới tránh tái nhiễm.Tuy nhiên, hiện nay các lọai kháng sinh đang sử dụng để điều trị bện gan thận mủ trên cá Tra và cá Basa đều đã bị vi khuẩn đề kháng nên hiệu quả điều trị không cao.

Cá bệnh cơ quan nội tạng sưng to có những đốm trứng nhỏ trên bề mặt gan, thận, lách
và Cá bệnh bơi lờ đờ và chết chìm đáy

4.2. Phương pháp mới nghiên cứu:

Giữa năm 2009, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thịnh (Trường Đại học Nông Lâm) cùng các cộng sự của các trường Đại học Đài Loan và Na Uy đã tổ chức nghiên cứu và thực nghiệm 01 phương pháp mới “kết hợp phương pháp chủng ngừa vaccine bằng cách ngâm và cấp qua đường tiêu hóa để hạn chế tỷ lệ chết do vi khuẩn trên cá Tra”. Trước đây, việc sử dụng các loại vaccine bất hoạt để phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn do E. ictaluri đã được thử nghiệm trên nhiều loài cá da trơn khác nhau, đặc biệt là ở Mỹ.

Các loại vaccine bất hoạt có thời gian miễn dịch không dài và loại vaccine sống sử dụng vi khuẩn E.ictaluri chủng RE-33 được làm giảm độc lực cũng chỉ có tác dụng bảo vệ trong một khoảng thời gian ngắn sau khi tiêm vaccine. Ngòai ra, những phương pháp khác sử dụng các loại vaccine bất hoạt để phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn do E. ictaluri cho cá Tra ở Việt Nam cũng đã được thử nghiệm nhiều nhưng chưa có kết quả về lâu dài.Phương pháp này sử dụng vaccine được lấy từ vi khuẩn E.ictaluri đã làm cho bất  họat bằng Formalin với nồng  độ 0,5% và ủ trong thời gian tối thiểu là 24 giờ với nhiệt độ mát,  đồng thời dịch huyền phù của vi khuẩn cũng được bảo quản ở nhiệt độ 4oc, sau đó phải được kiểm tra kỹ lưỡng.

Chủng ngừa bằng phương pháp ngâm được thực hiện bằng cách ngâm 1200 cá trong dung dịch pha loãng 2 lít vaccine (gồm nước cất và vi khuẩn bất họat với nồng độ 5 x 109 cfu/ml) trong 18 lít   nước sạch có nồng độ vi khuẩn cuối cùng là 5.56 x 108 cfu/ml trong thời gian 1 phút, sục khí mạnh.   Vaccine cấp qua đường tiêu hóa được chuẩn bị bằng cách phun kháng nguyên dạng nhũ tương bên ngoài viên thức ăn với tỷ lệ 2%. Viên thức ăn sau đó được phun áo bên ngoài bằng dầu mực với tỷ lệ 0,1% (v/w).

Thức ăn này được chuẩn bị hằng ngày và được sử dụng trong vòng 1-2 ngày sau khi chuẩn bị. Cho cá ăn đến no và kéo dài trong 2 tuần. Sau khi cá đã nuôi được 101-107 ngày thì cho ăn tăng cường thức ăn có trộn vaccine liên tục 1 tuần và ngưng. Kết quả cho thấy, khi ao cá được cho lây nhiễm bệnh mạnh thì tỷ lệ cá chết rất ít so với các ao không được ngâm và cho ăn bằng vaccine.

Tóm tại, chủng ngừa bằng cách kết hợp phương pháp ngâm/cho ăn để gây miễn dịch ban đầu và cho ăn tăng cường cho kết quả bảo hộ tương đối tốt khi cá bị nhiễm vi khuẩn E.ictaluri. Lặp lại việc cho ăn tăng cường có thể sẽ là một phương pháp thay thế để duy trì hiệu quả miễn dịch cho cá Tra đối với việc phơi nhiễm các loại tác nhân gây bệnh có độc lực cao.

Tags: benh gan than mu, ky thuat nuoi ca tra, nuoi ca tra, nuoi trong thuy san, benh thuy san


Related news

mot-so-tap-tinh-sinh-san-o-ca-ro-dong Một số tập tính sinh… vi-khuan-streptococcus-gay-benh-tren-ca-ro-phi Vi khuẩn Streptococcus gây bệnh…