Bệnh lép vàng hại lúa
Ngày nay, điều kiện thời tiết thất thường đã làm vi khuẩn hại lúa không ngừng sinh sôi, kéo theo đó là vấn đề bệnh hại cũng diễn ra ngày một phổ biến và nguy hiểm hơn.
Lúa trổ vào thời điểm mùa mưa ẩm là điều kiện thuận lợi để bệnh lép vàng phát triển
Trong đó, lép vàng vi khuẩn đang là một bệnh hại điển hình với tác hại rất lớn, nông dân cần tìm hiểu thật kỹ về điều kiện phát sinh của bệnh để áp dụng những biện pháp phòng trừ đúng lúc và hữu hiệu.
PGS.TS Phạm Văn Kim (ĐH Cần Thơ) cho biết: “Bệnh lép vàng thường xuất hiện ở giai đoạn lúa trổ, vào mùa mưa ẩm hoặc là lúa trổ ở những ngày có sương mù dày vào ban đêm. Thông thường thì vụ lúa hè thu và vụ thu đông sẽ bị bệnh lép vàng ở mức độ nặng”.
Một số tài liệu khoa học đã ghi nhận rằng hệ sinh thái lúa nước ở vùng nhiệt đới là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh và gây hại của lép vàng. Khi bệnh tấn công mạnh vào giai đoạn trổ đến ngậm sữa thì năng suất lúa sẽ bị thiệt hại nặng vì đây là thời điểm mẫn cảm. Bệnh tấn công sớm sẽ làm cho hoa lúa biến màu, vỏ trấu chuyển sang xám nhạt hoặc vàng rơm, hạt lúa bị lép do không thể thụ phấn. Ngoài ra, bệnh còn thể xuất hiện ở giai đoạn muộn hơn (khi hạt đã vào chắc), lúc này sẽ làm cho hạt gạo bị thối đen và teo tóp lại.
Vi khuẩn Burkholderia glumae (Pseudomonas glumae) là tác nhân gây ra bệnh lép vàng trên lúa. Theo PGS.TS Phạm Văn Kim thì vi khuẩn gây bệnh lép vàng có cách xâm nhiễm như sau: Vào giai đoạn lúa sắp trổ thì trước đó đã có vi khuẩn từ nơi khác lây lan lên lá. Vào ban đêm hoặc những lúc trời mưa khi có những giọt nước chảy dài xuống và đọng lại tại nơi bông lúa thoát ra thì sẽ kéo vi khuẩn. Do đó, khi gié lúa thoát ra đến đâu thì vi khuẩn sẽ xâm nhập đến đó.
Mầm bệnh lép vàng thường được tìm thấy trong không khí, đất và nước. Chúng sẽ tồn tại trên những bộ phận bị nhiễm bệnh của cây lúa hoặc cỏ dại và rơm rạ trong ruộng. Loại đất, pH, thời tiết và kỹ thuật canh tác của bà con là các yếu tố có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và lưu tồn của vi khuẩn Burkholderia glumae. Ở giống nhiễm, trong điều kiện thời tiết thuận lợi thì bà con có thể quan sát và nhận thấy bệnh xuất hiện thành từng chòm trên ruộng ở giai đoạn từ ngậm sữa đến chín sáp. Tại những chòm bị nhiễm bệnh thì bông lúa sẽ bị lép một phần hoặc lép hoàn toàn tùy theo mức độ của bệnh. Nếu nhẹ thì các bông bị nhiễm bệnh sẽ xuất hiện rải rác trong ruộng.
Chỉ với một vài thông tin cơ bản chúng ta đã có thể thấy bệnh lép vàng vi khuẩn là một loại dịch hại nguy hiểm trong canh tác lúa. Do đó, cần chủ động đối phó với bệnh bàng việc áp dụng các biện pháp tổng hợp, tránh để bệnh có điều kiện xâm nhiễm nặng. Trước hết là sau khi kết thức mùa vụ bà con phải vệ sinh đồng ruộng thật kỹ lưỡng để cắt đứt nguồn lưu tồn trên tàn dư thực vật, làm đất kỹ và chọn giống sạch bệnh. Hơn nữa bà con cần phải phòng ngừa, không cho bệnh có điều kiện tấn công cây lúa.
Để phòng ngừa hiệu quả thì bà con nên phun thuốc trị vi khuẩn đều khắp ruộng ở thời điểm có một vài bông lúa vừa trổ thoát, điều này sẽ giúp cho cây không bị xâm nhiễm khi đồng loạt trổ ra. Bà con cũng cần lưu ý nên phun lặp lại thuốc đặc trị vi khuẩn để cây lúa được bảo vệ dài lâu.
Nên phun thuốc diệt vi khuẩn từ lúc trổ lẹt xẹt trở về sau để bảo vệ cây lúa
Theo một số nghiên cứu thì Bronopol một trong một số hoạt chất có khả năng phòng trừ lép vàng trên lúa và đây cũng là hoạt chất cấu thành nên Biomycin 40.5WP của Cty Tân Thành chứa chất diệt khuẩn với tác động tiếp xúc và nội hấp cực mạnh sẽ nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn, ngoài ra sản phẩm còn có hiệu lực kéo dài giúp bà con an tâm hơn về mặt chi phí đầu tư.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao