Nuôi gà Bệnh Leuco trên gà và biện pháp phòng chống

Bệnh Leuco trên gà và biện pháp phòng chống

Author Liên Hương, publish date Wednesday. November 1st, 2017

Gà chết do Leuco, mào nhợt nhạt

Hiện nay, trên các đàn gà ở nhiều nơi mắc bệnh Leuco, đã gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho người chăn nuôi.

1. Nguyên nhân, đường truyền lây bệnh

Bệnh Leuco (Lymphoid - Leucosis) là bệnh truyền nhiễm ở gà gây ra bởi vi rút leuco.

Bệnh phát ra trên gà từ 14 tuần tuổi trở lên, thường gặp nhất ở gà 24 - 40 tuần tuổi ở những đàn gà có số lượng lớn.

Đường truyền lây bệnh chủ yếu là qua trứng, vi rút từ gà mẹ truyền qua trứng tới gà con; đồng thời gà khỏe lây bệnh từ gà bị bệnh hoặc qua môi trường, dụng cụ ấp nở, dụng cụ chăn nuôi, vắc xin nhiễm mầm bệnh.

2. Cơ chế gây bệnh

Vi rút xâm nhập vào cơ thể hoặc có sẵn trong cơ thể gà sẽ nhân lên nhanh chóng, tấn công vào các tế bào limpho đồng thời tấn công vào túi fabricius, gây giảm miễn dịch và hình thành các khối u.

Sự nhân lên của vi rút xảy ra trong các tuyến tiết ra anbumin của ống dẫn trứng vì vậy bệnh truyền theo chiều dọc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Gà trống không trực tiếp gây nhiễm bệnh bẩm sinh cho gà con nhưng gián tiếp là vật mang vi rút và là nguồn lây nhiễm bệnh cho các con gà mái khỏe khác.

Một số trường hợp, gà mắc bệnh không xuất hiện khối u và không gây chết nhưng giảm khả năng sinh trưởng và phát triển, đồng thời rất nguy hiểm vì là vật mang trùng, truyền bệnh qua trứng sang gà con và bài thải mầm bệnh ra môi trường làm lân lan dịch bệnh.

Gà mắc bệnh tăng tính mẫn cảm đối với các bệnh truyền nhiễm khác do tổn hại hệ thống miễn dịch.

3. Triệu chứng của gà mắc bệnh 

Gà mắc bệnh có các biểu hiện như kém ăn, gầy nhanh, ủ rũ, tiêu chảy, mào tích nhợt nhạt, tỷ lệ gà chết cao. Có thể kế phát các bệnh truyền nhiễm khác.

Ở gà đẻ, tỷ lệ đẻ giảm rõ rệt.

4. Bệnh tích

Thể trạng gà bệnh gầy, nhợt nhạt. Hiện tượng tăng sinh tế bào tạo u cục ở nhiều cơ quan nội tạng của gà bệnh, đầu tiên xuất hiện ở túi fabricius sau đó ở gan, lách, thận, màng treo ruột, tim và buồng trứng.

Xuất huyết nội do vỡ các khối u trên cơ quan nội tạng như gan, lách, thận…, hoặc xuất huyết ngoài da, có thể rụng lông ống, do máu khó đông dẫn đến mất máu rất nhiều và gây chết gà. 

5. Chẩn đoán bệnh

* Dựa vào các triệu chứng, bệnh tích điển hình của gà bệnh như kém ăn, gầy nhanh, ủ rũ, tiêu chảy, mào tích nhợt nhạt; máu loãng khó đông; khi mổ khám thấy u cục ở túi fabricius, gan, lách, thận, màng treo ruột, tim và buồng trứng…

* Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh ở gà như:

- Với bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Giống nhau Khác nhau
Bệnh Leuco Bệnh ký sinh trùng đường máu
- Gà chết thường biểu hiện chân khô, lông xơ xác, mào tích nhợt nhạt. - Bệnh xảy ra ở gà trên 14 tuần tuổi (thường 24 - 40 tuần tuổi), không có tính mùa vụ. - Bệnh thường xảy ra ở gà trên 6 tuần tuổi, xảy ra nhiều vào mùa mưa ẩm có nhiều muỗi, dĩn.
- Máu loãng, khó đông. - Xác gà chết gầy - Xác gà chết không gầy
- U cục ở nhiều cơ quan nội tạng của gà bệnh, đầu tiên xuất hiện ở túi fabricius sau đó ở gan, lách, thận, màng treo ruột, tim và buồng trứng.

Cơ ức khô cứng, nhợt nhạt loang lổ các vùng nhạt màu

Gan, lách sưng to và bở nát; Một số trường hợp thận tăng sinh và dễ vỡ.

- Với bệnh Marek

Giống nhau Khác nhau
Bệnh Leuco Bệnh Marek
- Gà chết thường biểu hiện xác gầy, lông xơ xác, mào tích nhợt nhạt. - Bệnh xảy ra ở gà trên 14 tuần tuổi (thường 24 - 40 tuần tuổi). - Bệnh xảy ra ở gà trên 4 tuần tuổi (thường 10 - 20 tuần tuổi).
- U cục ở nhiều cơ quan nội tạng. - U cục đầu tiên xuất hiện ở túi fabricius. - Không có u cục trên túi fabricius
- Các u riêng biệt - Gà có hiện tượng sưng dây thần kinh, gây liệt chân.

* Để chẩn đoán chính xác, cần xét nghiệm tế bào: Tìm các tế bào ung thư ở túi fabricius, gan, lách, thận, tim, màng treo ruột và buồng trứng.

6. Phòng chống bệnh

Mua gà giống từ cơ sở chăn nuôi an toàn với các bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh Leuco.

Tăng cường công tác vệ sinh trong ấp nở trứng gà, không ấp nở trứng của đàn gà bị bệnh; vệ sinh, khử trùng máy ấp nở và dụng cụ ấp nở.

Đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, thực hiện trống chuồng sau mỗi lứa nuôi, vệ sinh, khử trùng chuồng trại và dụng cụ, thiết bị chăn nuôi.

Sớm phát hiện đàn gà mắc bệnh để cách ly và xử lý kịp thời, hạn chế phát tán mầm bệnh ra môi trường và lây lan bệnh qua ấp nở hoặc chăn nuôi.

7. Điều trị

Bệnh do vi rút gây nên, không có thuốc điều trị.

(Tham khảo bài Avian leukosis của John Dunn, Veterinary Medical Officer, USDA-ARS)


Related news

cach-nuoi-ga-tha-vuon-cho-hieu-qua-kinh-te-cao Cách nuôi gà thả vườn… ky-thuat-nuoi-ga-sao-thit-phan-2 Kỹ thuật nuôi gà sao…