Tôm thẻ chân trắng Bệnh phân trắng trên tôm sú

Bệnh phân trắng trên tôm sú

Publish date Sunday. June 28th, 2015

Một trong những bệnh vi rút đó là phân trắng, những tác nhân gây bệnh như các yếu tố môi trường thay đổi, chế độ dinh dưỡng kém, không hợp lý, mật độ nuôi cao. Về triệu chứng, thường gặp ở tôm nuôi 40 – 50 ngày tuổi trở lên, đặc biệt là tôm nuôi 70 – 90 ngày tuổi. Thấy phân trắng nổi lên mặt nước ở góc ao cuối gió, tôm giảm ăn hoặc mức độ ăn không tăng, thức ăn không đầy ruột, tôm bị mềm vỏ, mỏng vỏ, đường ruột có những đốm màu vàng (hoặc trắng) nhất là ở phần cuối ruột.

Thân và phụ bộ bẩn, vỏ có những đốm đen, có hiện tượng co cơ, lượng phân trắng tăng dần ở những ngày sau, và tôm chết hàng loạt, việc phòng bệnh này cần kết hợp nhiều khâu như: nuôi với mật độ hợp lý, chuẩn bị ao nuôi kĩ, không sử dụng thức ăn tươi, hạn chế tối đa việc xuất hiện của tảo lam bằng cách duy trì tốt việc lưu giữ màu nước vàng cỏ đậu hoặc vàng xanh thông qua công tác gây màu nước ban đầu. Sử dụng các chế phẩm sinh học như EM, BRF2 để cải thiện chất lượng nước, cải thiện nền đáy.

Về chữa trị dùng men vi sinh đường ruột Probiotic trộn với thức ăn nhầm giảm tác nhân gây bệnh, liều lượng từ 10 – 15g/kg thức ăn tôm mỗi ngày, thay nước càng nhiều càng tốt. Dùng Super vi sinh 3 ngày/lần với liều lượng 3ml/m3 nước.

Phân trắng trên tôm sú là bệnh rất nguy hiểm cho người nuôi tôm, gây thất thu. Khi phát hiện những sợi phân trắng trôi cuối ao cần nhanh chóng sử dụng ngay biện pháp dùng men vi sinh đường ruột hoặc men tiêu hóa trộn vào thức ăn để cầm mức độ tán của bệnh, sau đó áp dụng các biện pháp kèm theo mới có thể hạn chế bệnh.

Tags: benh phan trang, ky thuat nuoi tom su, phong dich benh tren tom, nuoi thuy san


Related news

dac-diem-sinh-hoc-va-phuong-thuc-nuoi-ca-loc Đặc điểm sinh học và… van-de-dich-hai-trong-nuoi-thuy-san Vấn đề địch hại trong…