Mô hình kinh tế Bệnh trắng lá mía hoành hành

Bệnh trắng lá mía hoành hành

Publish date Saturday. July 25th, 2015

Nhằm giúp nông dân trồng mía hiểu rõ về tác nhân gây hại của bệnh trắng lá mía, có biện pháp phòng trừ hiệu quả, niên vụ mía 2015-2016, Cty CP Đường Ninh Hòa phối hợp UBND TX Ninh Hòa (Khánh Hòa), Trạm BVTV Ninh Hòa triển khai tập huấn “Kỹ thuật phòng trừ bệnh trắng lá mía” tại 8 xã với 9 điểm trên địa bàn.

Ông Lê Văn Tánh, Trạm trưởng Trạm BVTV Ninh Hòa cho biết, bệnh trắng lá mía phát sinh ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây mía, làm giảm năng suất gây thiệt hại lớn cho người trồng.

Tại TX Ninh Hòa, bệnh này bắt đầu xuất hiện rải rác từ niên vụ 2012-2013. Đến niên vụ 2013-2014 diện tích bị nhiễm lên 963 ha. Niên vụ 2014-2015 bệnh bùng phát lan rộng với diện tích nhiễm 2.235 ha, trong đó thiệt hại 1.415 ha...

Ông Sử Hồng Quốc Tịnh, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Tây cho biết, bệnh trắng lá mía thời gian qua đã gây thiệt hại nặng nề cho bà con. Niên vụ 2014-2015 toàn xã có đến 753/2.270 ha mía bị nhiễm với mức độ thiệt hại từ 30% trở lên.

Niên vụ 2012-2013, năng suất mía bình quân đạt khoảng 50 tấn/ha, thì niên vụ 2014-2015 chỉ còn 48 tấn/ha. Còn ông Nguyễn Văn Được, một người trồng mía ở thôn Xóm Mới, xã Ninh Tây cho biết: “Bệnh trắng lá mía có tốc độ lây lan nhanh, nông dân khó mà trở tay kịp và không có thuốc gì trị. 2 vụ mía vừa qua gia đình tôi có 13 ha mía bị bệnh trắng lá, thiệt hại hàng trăm triệu đồng”.

Niên vụ 2015-2016 Cty CP Đường Ninh Hòa tiếp tục phối hợp với các trung tâm để nghiên cứu, SX giống sạch bệnh. Hỗ trợ đầu tư trực tiếp 32 triệu đồng/ha trồng mía tơ và 20 triệu đồng/ha chăm sóc mía gốc. Đồng thời xây dựng dự án cánh đồng mẫu theo chủ trương của UBND tỉnh Khánh Hòa nhằm ứng dụng cơ giới hóa vào toàn bộ quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng mía.

Tại các lớp tập huấn, nhiều nông dân thắc mắc hiện nay trên thị trường có thuốc đặc trị bệnh này không? Tuy nhiên, theo ông Tánh, đây là bệnh nguy hiểm chưa có thuốc BVTV đặc trị, vì vậy biện pháp phòng ngừa là chính. Trên cơ sở khuyến cáo của Viện BVTV, các giải pháp kỹ thuật phòng ngừa bệnh trắng lá mía được đưa ra là nhổ bỏ và tiêu hủy toàn bộ diện tích mía bị bệnh; không sử dụng hom giống bị bệnh cho niên vụ tiếp và không vận chuyển mía từ vùng bị nhiễm bệnh sang vùng chưa nhiễm.

Bên cạnh đó, nông dân cần bổ sung các giải pháp kỹ thuật như tích cực chăm sóc, xới xáo vun gốc làm cỏ kịp thời. Có chế độ đầu tư phân bón cân đối và hợp lý ngay từ đầu vụ, tăng cường độ phì, bổ sung đầy đủ các nguyên tố trung, vi lượng cần thiết, chủ động nước tưới, không nên để mía lưu gốc qua nhiều năm. Sử dụng các giống K88-200; KK3; MY55-14; K93-219…

Bón phân sớm lần 1 từ 25 - 35 ngày, lần 2 sau 70 - 90 ngày trồng. Theo dõi môi giới truyền bệnh trắng lá (nếu có), cùng quá trình sinh trưởng phát triển của ruộng mía để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu phát hiện có cây bị bệnh nên nhổ bỏ ngay, gom lại một chỗ chôn lấp và xử lý vôi. Thu hoạch đúng độ chín của cây mía, vệ sinh đồng ruộng, làm sạch tàn dư trên ruộng, tránh nguồn lây chung.

Ông Prakash Muthu, PGĐ nguyên liệu (Cty CP Đường Ninh Hòa) cho biết, bệnh trắng lá đang là vấn đề nan giải. Nguyên nhân chính là giống, sâu bệnh


Related news

thoat-ngheo-thanh-trieu-phu-nho-gac Thoát nghèo, thành triệu phú… dac-san-viet-dai-ha-gia-van-lep-ve-truoc-trai-cay-ngoai Đặc sản Việt đại hạ…