Bệnh viêm kết mạc mắt ở trâu
1. Nguyên nhân
Do những kích thích về cơ giới như: bị đánh trúng mắt, bị vật lạ rơi vào.
Do các hoá chất độc hoặc do kế phát các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng (dịch tả, phó thương hàn, tiên mao trùng…), những tổ chức gần mắt bị bệnh cũng có thể làm viêm lan đến mắt.
2. Triệu chứng
- Bệnh ở thể cấp: Sưng to cả 2 mi mắt, kết mạc mắt bị xung huyết mầu đỏ thẫm. Vật sợ ánh sáng, mắt nhắm nghiền. Nước mắt chảy ra lúc đầu trong, sau đục rồi đặc như mủ.
- Bệnh ở thể mãn: Mi mắt ít sưng hơn, nước mắt chảy nhiều, thường xuyên có dử mắt.
Mắt bị ngứa, vật hay dùng móng chân sau để hụi vào mắt bị viêm gây tổn thương mi mắt. Sau đó do tổ chức liên kết tăng sinh, làm cho 2 mí mắt bị lộn ra ngoài mầu đỏ giống như tổ chức thịt non bệnh lý.
3. Điều trị
- Trường hợp cấp tính
Giai đoạn đầu chườm lạnh. Dùng axit boric 3% hay nước muối sinh lý để rửa mắt. Sau đó dùng một trong các loại thuốc sau:
+ Penicillin 1 triệu UI (2lọ)/100kg thể trọng, nước cất 10ml, hoà tan, tiêm bắp ngày 2 lần, tiêm liên tục trong 3 ngày liền.
+ Có thể dùng Novocain pha với Penicillin phong bế vào hố thái dương hay tiêm trực tiệp vào hốc mắt.
+ Nhỏ mắt bằng Chyoramphenicol 0,4%.
- Trường hợp bệnh ở thể mãn tính
Kết mạc mắt đã tăng sinh. Dùng axit boric 3% rửa sạch mắt, gây tê bằng novocain 1% ở hố thái dương, gây tê thấm ở da mi mắt.
Cắt bỏ toàn bộ tổ chức mi mắt tăng sinh, dùng gạc vô trùng ép chặt để cầm máu. Hàng ngày tiêm Penicillin vào bắp thịt. Sau 2 ngày kiểm tra nếu còn tổ chức tăng sinh, tiếp tục cắt ký hết mới thôi.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao