Nuôi bò Biện pháp phòng và xử lý sát nhau ở bò sữa

Biện pháp phòng và xử lý sát nhau ở bò sữa

Author NCN, publish date Wednesday. February 17th, 2016

Khi gặp trường hợp này và sau 10 – 12 giờ mà vẫn không thấy nhau thải được thải ra, chúng ta cần xử lý theo một trong hai cách:

Xử lý theo phương pháp bóc tách bằng tay: luồn tay phải vào giữa màng nhau và thành tử cung dùng ngón cái và ngón trỏ bóc tách từng núm nhau đồng thời với tay trái bên ngoài, từ từ kéo nhau thai ra.

 Chú ý là phải thao tác rất nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương tư cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bò cái.

 Sau khi đã bóc tách đến mức tối đa, tiến hành thụt rửa tử cung bằng các chất kháng khoán và đưa các loại kháng sinh phổ rộng vào thẳng tử cung.

Xử lý bằng đặt thuốc tử cung: dùng viên đặt tử cung để chống nhiễm trùng sau đó nhau thai tách ra và thải ra ngoài cùng sản dịch.

 Trong thời gian đặt thuốc cần theo dõi, nếu thấy bò có sốt cao thì tiêm kháng sinh, điều trị toàn thân.

 Một số nơi có thói quen là khi thấy hiện tượng sát nhau thường dùng một số vật nặng như chổi tre, khúc gỗ...

 buộc vào đầu nhau thai đã lồi ra để kéo nhau thai ra.

Cách làm này không tốt vì tăng nguy cơ lộn tử cung, đứt nhau hoặc xoắn sừng tử cung và viêm nhiễm tử cung, âm đạo.

Cách phòng bệnh sát nhau tốt nhất là thương xuyên cho bò sữa được vận động, đặc biệt là vào những tháng chữa cuối, kết hợp với nuôi dưỡng bằng các loại khẩu phần hợp lý giàu khoáng chất.


Related news

bo-brahman-trang-va-brahman-do Bò Brahman trắng và Brahman… phuong-phap-nuoi-bo-cai-can-sua Phương pháp nuôi bò cái…