Tin nông nghiệp Biện pháp xử lý rơm rạ sau thu hoạch lúa xuân

Biện pháp xử lý rơm rạ sau thu hoạch lúa xuân

Author KS. Trần Thị Doanh, publish date Monday. June 20th, 2022

Bên cạnh đó, cơ bản lúa xuân được thu hoạch bằng máy gặt, toàn bộ lượng rơm rạ được để lại trên đồng ruộng, nếu không có biện pháp xử lý thích hợp rơm rạ sẽ không phân huỷ kịp, gây hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho lúa sau cấy, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây lúa. Do vậy, sau khi thu hoạch lúa xuân bà con cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Đối với địa phương thu gom rơm: Nên tranh thủ thời tiết thuận lợi thu gom rơm khô để phục vụ chăn nuôi trâu bò hoặc làm nguyên liệu sản xuất nấm…

- Đối với địa phương không thu gom rơm: Bà con không nên đốt rơm rạ sẽ gây ô nhiễm môi trường, tiêu diệt các vi sinh vật có ích trong đất làm cho đất chai cứng, làm mất cân bằng sinh thái ruộng lúa…

- Tùy từng chân đất nên bón bổ sung 15-25/kg vôi bột/sào hoặc sử dụng các chế phẩm xử lý rơm rạ hoặc, phân vi sinh để xử lý trong quá trình làm đất, như: chế phẩm Sumitri, AT-YTB, Trường Sơn Bio, phân vi sinh Azotobacterin …

+ Tác dụng của chế phẩm: Phân hủy nhanh rơm rạ, các chất hữu cơ, tạo chất mùn làm tơi xốp đất, bổ sung các chất dinh dưỡng và vi sinh vật cần thiết, tăng cường độ phì nhiêu của đất, tăng cường khả năng chống chịu, hạn chế hiện tượng ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn cho lúa mùa.

+ Cách sử dụng: Mỗi sào bà con dùng 1 gói (125 gam) chế phẩm Sumitri hoặc ít nhất 100 gam chế phẩm AT-YTB, trộn đều với cát sạch, rắc đều trên mặt ruộng ngay trước hoặc sau khi lồng dập rạ (lưu ý ruộng phải có nước), sau đó giữ nước 7-10 ngày rồi tiến hành bừa cấy.

Đối với phân vi sinh hoặc các chế phẩm xử lý rơm rạ khác sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.


Related news

ung-dung-cong-nghe-cao-trong-chan-nuoi-con-nhieu-viec-phai-lam Ứng dụng công nghệ cao… uoc-mo-xay-dung-thuong-hieu-lua-gao-cho-rieng-minh Ước mơ xây dựng thương…