Mô hình kinh tế Bón phân cho cây công nghiệp miền núi phía Bắc

Bón phân cho cây công nghiệp miền núi phía Bắc

Publish date Friday. November 20th, 2015

Khu vực này đã hình thành nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng hóa, đem lại công ăn việc làm, thu nhập cao hơn các cây lương thực cho hàng vạn nông dân.

Nhu cầu dinh dưỡng

Chất đất vùng trung du, miền núi phía Bắc chủ yếu đất feralit hình thành trên các núi, cao nguyên đá vôi. Có 3 loại đất chính ở vùng này là đất đen, đất nâu đỏ và đất xám, trong đó đất đen chiếm 70%.

Đất trung du, miền núi phía Bắc nhìn chung phù hợp cho các cây màu, cây công nghiệp, cây ăn quả phát triển trong đó có cây bóng, đặc biệt là vùng sinh thái Tây Bắc.

Một đặc điểm chung của đất đồi núi trung du, miền núi phía Bắc là từ chua đến trung tính pH = 4-7, đất bị xói mòn, suy giảm dinh dưỡng, tại nhiều vùng, hiện tượng feralit hóa diễn ra trầm trọng, ảnh hưởng nhiều tới năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu của cây công nghiệp.

Vì vậy rất cần tìm ra các loại phân bón phù hợp cho từng loại cây, thân thiện với môi trường.

Trong những năm vừa qua, tại đây bà con nông dân đã sử dụng đạt hiệu quả cao lân nung chảy Văn Điển, NPK Văn Điển chuyên dụng nâng cao năng suất cây công nghiệp với các đặc điểm ưu việt: Có hàm lượng lân hữu hiệu (dễ tiêu) 15 - 17%; rất giàu các chất dinh dưỡng trung vi lượng chứa trong lân như canxi, manhê, silic, đồng, bo, sắt, kẽm…;

Có tính kiềm (pH 8 – 8,5), 1 kg lân Văn Điển có tác dụng cải tạo, hạ độ chua của đất bằng 0,5 kg vôi bột;

Loại phân này tan chậm, không tan trong nước mà chỉ tan khi được đầu rễ cây tiếp xúc; bón vào đất không bị rửa trôi cả bề mặt và bề sâu, lân nằm trong đất dưới dạng “kho dự trữ” không bị sắt, nhôm di động trong đất cố định (giữ chặt) nên sử dụng rất tiết kiệm;

Nếu vụ trước, năm trước, cây không sử dụng hết thì vụ sau, năm sau cây vẫn tiếp tục sử dụng được lân trong đất; nâng cao độ pH trong đất, duy trì độ pH thích hợp cho cây phát triển lâu bền.

Các loại phân bón lân nung chảy, NPK đa yếu tố chuyên dụng đang được nhà nông tin dùng, bén duyên với các vùng cây công nghiệp.

Công thức bón

Cây chè

Quy trình kỹ thuật: Dùng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển:

22N-5P-11K-2S-5Mg-9CaO... cho chè SX kinh doanh (loại hình 12 tuổi, năng suất đạt trung bình 15 - 20, cá biệt đạt 25 tấn/ha) đang được các vùng chè Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái… sử dụng rộng rãi.

Cây chè được bón phân Văn Điển sinh trưởng phát triển khỏe, búp lên đều, năng suất chất lượng tăng, cân đối về bộ rễ, thân lá và mật độ búp, đặc biệt tỷ lệ búp mù xoè giảm đi nhiều, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi.

Quy trình bón phân 22N-5P-11K-2S:

- Lượng bón:150-200 kg cho 1 tấn búp chè tươi.

- Cách bón:Vườn chè sạch cỏ dại, bón phân sau khi trời mưa ẩm độ đất đạt 80-85%, cuốc đất dọc theo tán chè, bỏ phân xuống và vùi đất lấp kín phân.

- Thời vụ chia 3 lần trong năm chia ra theo tỷ lệ sau:

+ Lần 1: Bón 40% lượng phân NPK đa yếu tố vào tháng 2 đến trung tuần tháng 3.

+ Lần 2: Bón 30% lượng phân NPK đa yếu tố vào tháng 5.

+ Lần 3: Bón 30% lượng phân NPK đa yếu tố vào tháng 8 đến tháng 9.

Cây mía

- Bón phân đa yếu tố chuyên dùng 5:10:6 (lót) và 14:4:14 (thúc) làm tăng khả năng chống đổ, có ảnh rõ rệt đến sự đẻ nhánh, vươn lóng, bộ rễ sinh trưởng khoẻ và ăn sâu tận dụng chất dinh dưỡng trong đất, làm mía cứng cây, tăng khả năng chống đổ, tăng sức chống chịu với gió bão, chống chịu hạn úng cục bộ, chịu rét và nóng, bộ lá đứng có màu xanh vàng sáng với phiến to dầy duy trì bền vững cho đến tận ngày thu hoạch, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh.

- Bón phân đa yếu tố chuyên dùng làm tăng chữ đường từ 9 lên 10-12, đạt tỷ lệ lãi trên chi phí mua phân bón khá cao (10,4 và 6,4), cao hơn nhiều so với công thức bón phân khoáng khác, đồng thời tạo khả năng tiết kiệm chi phí SX (phân bón và công bón phân, thuốc BVTV và công phun thuốc), nên tạo khả năng đầu tư nhiều hơn trong SX mía để đạt thu nhập và lợi nhuận cao hơn.

Các nhà kỹ thuật khuyến cáo, để đạt hiệu quả SX mía cần sử dụng các loại phân đa yếu tố chuyên dùng Văn Điển theo quy trình như sau:

Loại mía

Loại phân ĐYT Văn Điển và lượng bón (kg/ha)

Bón lót

Bón thúc đẻ nhánh

Bón thúc vươn cao

Mía tơ

500 kg NPK 5.10.6 +15-20 tấn PHC

600 kg NPK 14.4.14

450 kg14.4.14 NPK

Mía gốc

800kg NPK 5.10.6 +15-20PHC

730 kg NPK 14.4.14

520 kg NPK 14.4.14 NPK

Cách bón hai loại phân trên là phải vùi sâu và lấp đất kín, không hòa nước để tưới. Phân không nên vùi trên mặt, phải vùi sâu và làm đất sâu cũng là yêu cầu đối với cây mía.

Làm đất sâu để tăng khả năng chống hạn của mía ở những tháng ít mưa đặc biệt là đất đồi, tạo điều kiện cho bộ rễ và cây phát triển nhanh, chống đổ tốt.

Cà phê chè

Bón phân Văn Điển chuyên dụng 12N:8P:12K làm cho tỷ lệ đậu quả tăng, cây sinh trưởng phát triển cân đối, tăng năng suất, quả và hạt cà phê mẩy, chắc, cải thiện hương vị, khả năng chống chịu hạn và sâu bệnh. Có thể áp dụng quy trình bón cho cà phê kinh doanh như sau:

Thời kỳ bón

Liều lượng bón (kg/cây)

Cách bón

Đợt 2

(tháng 3 - 4)

0,7 - 0,8 kg/cây loại NPK 12.8.12 (12.12.12) hoặc NPK 10.8.12

( 10.5.12)

Đào rãnh xung quanh tán lá cà phê cách gốc 20 - 30cm rộng ra 10-15cm, sâu 5 cm rải đều phân NPK Văn Điển rồi lấp đất kín phân

Đợt 3

(tháng 6 - 7)

0,7 – 0,8 kg/cây loại NPK 12.8.12 (12.12.12) hoặc NPK 10.8.12 (10.5.12) hoặc NPK 16.6.16

Đợt 4

(tháng 8 - 9)

0,7 – 0,8 kg/cây loại NPK 16.6.16

Cây cao su

Để cao su sinh trưởng phát triển tốt, cho sản lượng mủ cao, kéo dài thời kỳ khai thác kinh tế thì cây phải được cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết.

Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho cây cao su, chiếm kinh phí khá cao, khoảng 25% trong thời gian kiến thiết cơ bản và 18% trong thời gian khai thác.

Lượng dinh dưỡng cao su lấy từ đất để tổng hợp chất khô là rất lớn vì vậy, hàng năm cần phải bón phân bổ sung.

Phân bón vào đất phải đủ cung cấp cho cây sinh trưởng, phát triển để sản sinh ra nhựa mủ trong thời kỳ khai thác.

Sử dụng NPK Văn Điển, chia đều vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa cho (1 ha):

Đất hạng Ia và Ib: Bón 600 – 700 kg NPK (12-8-12).

Đất hạng IIa và IIb: Bón 700 – 800 kg NPK (12-8-12).

Đất hạng III: Bón 800 – 900 kg NPK (12-8-12).


Related news

bi-quyet-tham-canh-ho-tieu Bí quyết thâm canh hồ… may-gieo-dau-phong-da-nang Máy gieo đậu phộng đa…