Tin nông nghiệp Bón phân hợp lý, nông dân Hải Dương bội thu lúa

Bón phân hợp lý, nông dân Hải Dương bội thu lúa

Author KS Nguyễn Tiến Chinh, publish date Monday. August 8th, 2016

Bón phân Văn Điển giúp lúa cứng cây, lá dày, màu xanh sáng, đẻ nhánh tập trung, bộ lá xanh bền đến khi thu hoạch, tăng khả năng chống rét, chống đổ, chống sâu bệnh nên đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Nông dân đánh giá cao

Phân lân nung chảy Văn Điển được sản xuất bằng cách nấu chảy hỗn hợp quặng Apatis với serpentin và sa thạch ở nhiệt độ 1.400 - 1.450 độ C, sau khi làm lạnh đột ngột thu được sản phẩm ở dạng thủy tinh nên còn gọi là phân lân thủy tinh. Đây là loại  phân bón đa dinh dưỡng, trong đó P2O5 chiếm 15-19%, MgO 15-18%, SiO2 24-32%, CaO 28-34% và đầy đủ các chất vi lượng như: Sắt, mangan, đồng, molipden, coban, bo, kẽm… Phân lân Văn Điển có đầy đủ chất dinh dưỡng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng trên nhiều chân đất nên những năm qua, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã áp dụng để bón cho lúa và hoa màu, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Bà Vũ Thị Liên - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Nam Sách nhận xét:  “Phân Văn Điển phát huy hiệu quả cao với một số loại rau màu. Ví dụ với hành củ,  phân lân Văn Điển giúp cây hành khỏe, dọc to óng, củ tròn, chắc, vỏ đỏ, hạn chế các bệnh đốm mắt cua, thối nhũn nên năng suất cao”.

Bên cạnh đẩy mạnh sản xuất rau màu hàng hóa, nông dân Hải Dương vẫn sản xuất 63.000ha lúa xuân, trong đó chú trọng phát triển nhiều giống lúa chất lượng cao như BT7, nếp cái hoa vàng, nếp Nhật, ND22… và một số giống lúa năng suất cao phục vụ chế biến như Q5. Thực tế sản xuất đã xảy ra nhiều bất cập trong việc lựa chọn loại phân, số lượng phân đầu tư và cách bón. Đặc biệt nhiều nông dân còn sử dụng phân đơn bón không cân đối, hoặc bón các loại NPK hàm lượng dinh dưỡng thấp, vừa tăng sâu bệnh hại lúa vừa giảm năng suất, chất lượng lúa.

Nhiều mô hình hiệu quả

Để hướng dẫn nông dân sử dụng có hiệu quả phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây lúa, vụ mùa 2015 và xuân 2016, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã triển khai nhiều mô hình trình diễn trên địa bàn Hải Dương. Mỗi mô hình có quy mô 1ha trên chân đất đại diện được sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển với 2 loại: Bón lót trước bừa lần cuối 700kg NPK 5:10:3 dạng viên, bón thúc 300-350kg NPK 12:5:10 hoặc NPK 12:8:12 tùy giống lúa, chân đất và mùa vụ. Điển hình như mô hình trồng lúa chất lượng cao BT7 vụ mùa 2015 tại xã Hợp Tiến (huyện Nam Sách); mô hình giống lúa DT22 vụ xuân 2016 tại xã Hồng Thái (huyện Ninh Giang); mô hình giống lúa Q5 tại xã Cẩm Hoàng (huyện Cẩm Giàng)...

Vụ xuân 2016, hầu hết các mô hình đều cho năng suất cao hơn so với sản xuất đại trà khoảng 6-7%. Ví dụ, lúa Q5 đạt 270kg/sào so với đối chứng, đạt 254kg/sào; lúa DT22  đạt 195kg so với đối chứng 183kg/sào... Trước đó, trong vụ mùa 2015, mô hình lúa BT7 tại xã Hợp Tiến được bón phân lân Văn Điển phát triển rất tốt, ít sâu bệnh, chi phí thuốc BVTV giảm 25.000 đồng/sào so với mô hình đối chứng, năng suất đạt 212kg/sào (ruộng đối chứng đạt 185kg/sào). Với giá thóc BT7 đạt 7.000 đồng/kg, ruộng bón NPK Văn Điển tăng lợi nhuận khoảng 150.000 - 200.000 đồng/sào so với ruộng đối chứng.

Từ thực tiễn sản xuất cho thấy, phân bón Văn Điển có khả năng khử chua, giảm phèn, tăng độ phì cho đất, phát huy hiệu quả trên mọi chân đất, đặc biệt đất chua phèn (lội ruộng thấy có màu vàng bám móng chân), đất đồi dốc… Khi sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển, bà con cần lưu ý:

- Bón lót mỗi sào 20-25kg NPK 5:10:3 dạng viên, bón trước lần bừa cuối. Không nên để bừa xong, trong nước mới bón phân lót.

- Bón thúc khoảng 15-20kg NPK 12:5:10 hoặc 12:8:12 tùy chân đất, giống lúa…, bón thúc sớm khi lúa ra lá mới (vụ xuân) và sau cấy 5-7 ngày (vụ mùa). Không bón quá nhiều lần và không bón muộn.

- Có thể bón thêm phân hữu cơ, phân vi sinh; không phải bón thêm các loại phân hóa học khác.


Related news

loan-thi-truong-thuoc-thu-y-thuy-san-me-hon-tran-cac-loai-thuoc Loạn thị trường thuốc thú… doanh-nghiep-thuy-san-viet-nam-nguy-co-mat-thi-truong-ban-le Doanh nghiệp thủy sản Việt…