Mô hình kinh tế Bước tiến sản xuất hạt giống lúa lai F1

Bước tiến sản xuất hạt giống lúa lai F1

Publish date Saturday. September 26th, 2015

Với việc chủ động chọn tạo, nhân dòng bố, mẹ trong nước, cung ứng cho SX hơn 1.500 ha SX hạt giống lúa lai F1 (chiếm 75,2% tổng diện tích SX hạt giống F1 cả nước), tăng 15% so với năm 2014, chúng ta đang từng bước giảm lệ thuộc vào giống lúa lai ngoại nhập.

Khuyến nông góp công lớn

Tại hội nghị tham quan đầu bờ và sơ kết SX hạt giống lúa lai F1, duy trì và nhân dòng bố mẹ lúa lai năm 2015, diễn ra tại Nam Định vào sáng qua (24/9), TS Đặng Quý Nhân (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia) cho biết, năm 2015 cả nước có 19 đơn vị tham gia SX hạt giống lúa lai F1 với tổng diện tích 2.051 ha, tăng 17,3% so với năm 2014. Trong đó, diện tích thuộc dự án khuyến nông là 920 ha, chiếm 47,2%.

Trong vùng thực hiện dự án, có 13 đơn vị triển khai SX hạt giống lúa lai F1, tại 12 tỉnh, thành gồm: Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Nam, Đăk Lăk, Cần Thơ và Hậu Giang. Trong đó, vụ xuân tổ chức SX 558 ha, vụ mùa 362 ha.

Tổng diện tích gieo cấy các tổ hợp lúa lai 3 dòng là 483 ha, chiếm 52,5%. Bên cạnh các tổ hợp lai 3 dòng đang được sử dụng phổ biến trong SX như Nhị ưu 838, Bắc ưu 903, Nam ưu 604... Các tổ hợp 2 dòng có tổng diện tích 437 ha, chiếm 47,5% tổng diện tích thực hiện dự án. Các tổ hợp chủ lực là: TH3-3, TH3-4, TH3-5, VL20, VL24.

Theo TS Phan Huy Thông, GĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, rút kinh nghiệm từ các vụ trước, việc SX các tổ hợp lai 2 dòng có dòng mẹ bất dục mẫn cảm với nhiệt độ trong vụ đông xuân đã giảm rất nhiều; để hạn chế rủi ro về thời tiết.

Các đơn vị đã xác định được vùng SX các tổ hợp lai hệ 2 dòng tại Eakar (Đăk Lăk) trong vụ ĐX nên đã tránh được rủi ro về tình trạng rét muộn ở phía Bắc, gây hữu dục đối với dòng mẹ, đạt năng suất hạt lai 3 - 3,5 tấn hạt khô/ha, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.

Doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm

Theo đơn vị chủ trì dự án, tất cả các đơn vị SX giống lúa lai F1 đều ký hợp đồng đầu tư giống, vật tư ứng trước và thu mua thóc giống tươi của nông dân đưa về cơ sở sấy, chế biến và tiêu thụ phẩm theo giá thỏa thuận. Cơ chế giá phổ biến là giá mua 1 kg thóc giống F1 khô đạt tiêu chuẩn tương đương 4 - 6 kg thóc thương phẩm (theo giá thóc thị trường tại thời điểm).

Năng suất bình quân vụ ĐX của dự án đạt 2,8 tấn/ha, diện tích SX cả nước: 1.246,6 ha. Sản lượng ước đạt 3.490 tấn.

Toàn bộ diện tích SX hạt lai F1 của các tổ hợp lúa lai 2 dòng vụ mùa đang thời kỳ chín sữa và vào chắc. Năng suất bình quân vụ mùa ước đạt 3 tấn/ha. Tổng sản lượng ước đạt 2.412 tấn. Tổng sản lương hạt lai F1 cả năm dự kiến đạt 5.900 - 6.300 tấn. Theo báo cáo của các đơn vị SX tại phía Nam, giá thành SX ra giống lúa lai F1 vụ ĐX vừa qua từ 28 - 35 ngàn đồng. So với giá giống cùng loại nhập khẩu, giá giống thấp hơn từ 20 - 40%.

Lãi gấp đôi, gấp ba lúa thường

Tới thăm mô hình SX hạt lúa lai F1 TH3-3 theo chuỗi khép kín tại cánh đồng xã Trực Thái, huyện Trực Ninh (Nam Định), quy mô 29 ha, do Cty TNHH Cường Tân đầu tư xây dựng, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi tất cả các nhóm hộ nông dân tham gia đều khẳng định, lợi nhuận từ mô hình này cao hơn gấp đôi, gấp ba lần SX lúa thông thường.

Cách làm của Cty Cường Tân khá đặc biệt, đó là doanh nghiệp tự đi tìm những khu đất trũng, điều kiện SX khó khăn, nông dân khó canh tác để thuê lại ở mức 50 - 60 kg thóc/sào/vụ; hình thành những cánh đồng lớn, tập trung.

Sau khi thuê đất, Cty sẽ quy hoạch lại SX, đưa cơ giới hoá vào các khâu SX và giao cho các nhóm hộ quản lý, sử dụng với diện tích 4 - 5 ha/nhóm hộ. 

Sau khóa đào tạo kỹ thuật SX hạt giống lúa lai F1, nông dân được Cty cung ứng toàn bộ vật tư nông nghiệp, từ hạt giống bố mẹ, phân bón, thuốc BVTV… và bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn gấp 4 lần giá lúa thường trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Huấn, người được Cty Cường Tân giao 22 mẫu ruộng để SX hạt giống lúa lai F1 từ năm 2012, chia sẻ:

"Mặc dù SX lúa lai đòi hỏi nhiều kỹ thuật cao, tốn nhiều chi phí, công sức chăm bón, quản lý giám sát dịch hại nhưng cán bộ kỹ thuật của Cty luôn túc trực tại ruộng đồng để chỉ đạo bà con SX. Và điều quan trọng nhất là SX hạt lúa lai F1 lãi cao hơn gấp 2 - 3 lần lúa thường".

Ông Lâm Văn Chiểu, PGĐ Cty Cường Tân chia sẻ: "Cty đã liên kết với nông dân để xây dựng 7 vùng SX lúa lai F1, với tổng diện tích 370 ha/vụ; 59 nhóm hộ.

Tại mô hình này, hiệu quả kinh tế được rải ra nhiều tầng. Trong đó, người cho thuê đất vừa được thu sản (100 - 120 kg/sào/năm), vừa có thể trở thành lao động của Cty, với giá nhân công 100.000 - 150.000 đồng/ngày.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Tuấn cũng bức xúc: "Trước đây, chúng tôi được phép nhập khẩu GA3 theo đường chính ngạch đến năm 2014, chất lượng rất tốt, nhưng năm 2015 lại không được phép nhập. Lý do mà Bộ chủ quản đưa ra là những đơn vị SX giống không đủ điều kiện nhập khẩu thuốc BVTV mà thuộc lĩnh vực của các doanh nghiệp thương mại và cơ quan quản lý về thuốc BVTV".

Người được Cty giao khoán SX hạt lúa lai F1 có diện tích tập trung để canh tác, họ sẵn sàng đầu tư áp dụng cơ giới hoá, giảm chi phí SX, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm. Và đương nhiên, Cty có vùng nguyên liệu tập trung, có nguồn cung hạt giống tốt để kinh doanh thương mại".

Ông Đỗ Hải Điền, PGĐ Sở NN-PTNT Nam Định đánh giá, đây chính là mô hình SX nông nghiệp tương lai của tỉnh.

Việc Cty TNHH Cường Tân và Cty CP Giống cây trồng Nam Định đầu tư SX hạt lúa lai F1 sẽ tạo thế chủ động về nguồn cung giống lúa lai, tránh phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Mặt khác, giá thành hạt giống lúa cũng giảm từ 30 - 40% so với hạt giống nhập khẩu, giúp hạ giá thành đầu tư.

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Phó TGĐ Cty CP Giống cây trồng miền Nam chia sẻ:

"Mặc dù có nhiều quan điểm trái chiều nhau về cây lúa lai ở Việt Nam, nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực SX hạt lúa lai F1 bởi thị trường giống lúa lai trên thực tế vẫn còn rất lớn, đặc biệt là những vùng đất có điều kiện canh tác khó khăn như ngập úng, hạn kéo dài hoặc bị xâm nhập mặn…

Thời điểm này, lượng giống Cty đang SX cũng không đủ cung ứng ra thị trường bởi nhu cầu của nông dân quá lớn".

PGS.TS Nguyễn Thị Trâm, nhà chọn tạo giống lúa lai hàng đầu Việt Nam, chia sẻ: "Hiện có nhiều ý kiến cho rằng lúa thuần đang lên ngôi và lúa lai ngày càng thất thế. Nhưng tôi cho rằng chừng nào còn có biến đổi khí hậu thì lúa lai vẫn còn đất sống, đặc biệt là những vùng có điều kiện khắc nghiệt như hạn, trũng, nhiễm mặn hoặc quá lạnh.

Và, không phải cứ lúa lai là chất lượng thấp. Chúng ta vẫn có những tổ hợp lúa lai chất lượng cao như tổ hợp lúa lai thơm hệ 3 dòng HYT 100, HYT 108; hay tổ hợp lúa lai thơm hệ 2 dòng như HQ19. 

Tuy nhiên, việc nhân dòng mẹ khó khăn và SX hạt lai F1 đạt năng suất thấp. Vấn đề cấp thiết là phải đầu tư xứng đáng về thời gian, công sức để bổ sung những nghiên cứu khoa học nhằm tháo gỡ bất cập này".

Ông Nguyễn Văn Sáu, GĐ Cty Cường Tân phân trần:

"SX hạt lúa lai F1 thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào việc phun hoạt chất kích thích sinh trưởng GA3 trong thời điểm gạt phấn, nhưng tôi được biết là tất cả các đơn vị kinh doanh thuốc BVTV ở Việt Nam không nhập qua đường chính ngạch, chủ yếu sản phẩm này được chuyển vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch.

Thực tế SX trong vụ xuân và vụ mùa đã xuất hiện một số lô GA3 chất lượng không tốt, đặc biệt trong điều kiện bất thuận về thời tiết, nhiệt độ thấp hoặc nhiệt độ quá cao làm ảnh hưởng hiệu quả của GA3 khi phun".


Related news

nuoi-hau-trong-long-be Nuôi hàu trong lồng bè mo-rong-canh-dong-lon Mở rộng cánh đồng lớn