Mô hình kinh tế Cá Ngừ Đánh Bắt Trong Nước Không Thể Xuất Khẩu

Cá Ngừ Đánh Bắt Trong Nước Không Thể Xuất Khẩu

Publish date Thursday. April 3rd, 2014

Một lượng lớn cá ngừ đại dương của ngư dân không xuất khẩu được, trong khi đó các doanh nghiệp lại phải nhập khẩu cá ngừ đại dương từ các nước khác để tái xuất.

Mỗi kg cá ngừ đại dương, giá có thể là 140.000 đồng nhưng cũng có thể chỉ là 80.000 đồng, tùy thuộc chất lượng cá đạt loại 1 hay loại 2. Điều đáng nói, một lượng lớn cá ngừ của ngư dân bị xếp loại 2. Lỗ chi phí chuyến biển mặc dù có sản lượng là nghịch lý trải dài ở nhiều làng câu cá ngừ đại dương.

Theo Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam, chỉ có 10% trong tổng số sản lượng 15.000 tấn cá ngừ đại dương mà ngư dân khai thác đủ tiêu chuẩn xuất khẩu nguyên con sang thị trường Nhật Bản. Trong khi đó, nếu xuất khẩu nguyên con thì giá bán cá ngừ mới cao, còn các dạng khác, giá chỉ bằng một nửa, một phần ba hoặc thấp hơn.

3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, nơi đang có đội tàu 1.800 chiếc câu cá ngừ đại dương, cung cấp chính sản lượng cá ngừ cho xuất khẩu. Không ít nhà máy chế biến cá ngừ tại khu vực này, dù ở giữa vựa nguyên liệu, vẫn phải nhập khẩu cá ngừ về chế biến, sau đó tái xuất. Ước tính, mỗi năm, các doanh nghiệp phải nhập khẩu đến 10.000 tấn cá ngừ đại dương. Đây là sự lãng phí tài nguyên và làm giảm sút năng lực cạnh tranh nghề khai thác, chế biến cá ngừ.

Bài toán lãng phí cá ngừ đại dương xét cho cùng vẫn là bài toán làm sao nâng chất lượng cá. Đây không phải là câu chuyện mới, cả nhà quản lý, nhà khoa học đã vào cuộc, song cho đến lúc này, tạo sự thay đổi cho chất lượng cá ngừ vẫn chỉ mới là đề tài trong các cuộc hội thảo.


Related news

viet-nam-dat-muc-tieu-xuat-khau-ca-ngu-dat-560-trieu-usd Việt Nam Đặt Mục Tiêu… thuc-trang-va-giai-phap-nguon-nhan-luc-trong-khai-thac-thuy-san Thực Trạng Và Giải Pháp…