Tin nông nghiệp Các dạng của dinh dưỡng đạm, lân, kali

Các dạng của dinh dưỡng đạm, lân, kali

Author Nguyễn Thị Hải - Đông Đức, publish date Saturday. January 20th, 2018

Phân đạm có 3 loại được sử dụng thường xuyên cho cây đó là: Phân urê, Phân sunphat đạm, Phân photphat đạm...

Hỏi: Xin cho biết các dạng của dinh dưỡng đạm, lân, kali? Tác dụng và cách sử dụng hiệu quả với rau màu?

Trả lời:

Phân đạm: Có 3 loại được sử dụng thường xuyên cho cây đó là:

- Phân urê có 44 - 48% đạm nguyên chất.

- Phân sunphat đạm còn gọi là phân SA có chứa 20 - 21% đạm nguyên chất. Trong phân này có 24 - 25% lưu huỳnh.

- Phân photphat đạm còn gọi là photphat amôn: Hiện đang lưu hành 2 loại phân bón amôn photphat là DAP (18-46-0) và MAP (10-50-0) là loại phân vừa có đạm vừa có lân. Phân DAP là loại phân trung tính nên có thể sử dụng trên các loại đất khác nhau còn phân MAP là loại chua sinh lý (pH = 4 - 4,5) nên không thích hợp với các loại đất chua.

Khi bón đạm cần:

- Bón đúng lúc tốt nhất là thời kì sinh trưởng mạnh nhất của cây.

- Không bón lúc mưa to, lúc ruộng vườn đầy nước.

- Không bón tập trung một lúc, một chỗ, cần chia nhiều lần và không bón quá thừa.

Phân lân (có 2 dạng):

- Supe lân: Có 16 - 20% lân nguyên chất. Ngoài ra trong phân này còn chứa một lượng lớn thạch cao và axit nên có phản ứng chua.

- Lân nung chảy: Tỷ lệ lân nguyên chất 5 - 20%, trong phân còn có canxi (30%), một ít kiềm chủ yếu là Mg (12 - 13%). Lân nung chảy có phản ứng kiềm nên không được trộn lẫn phân đạm vì dễ làm cho đạm bị mất. Phân không tan trong nước nhưng tan được trong axit yếu nên cây sử dụng dễ dàng. Phân có thể sử dụng bón lót hoặc bón thúc đều tốt. Phân lân cần thiết trong suốt quá trình sinh trưởng của cây nhất là giai đoạn cây con.

Phân kali (có 2 dạng):

- Kaliclorua (KCL): Có hàm lượng kali nguyên chất 50 - 60%. Phân có dạng bột màu hồng như muối ớt, màu xám đục hoặc màu trắng.

- Kalisunphat (K2SO4): Có hàm lượng kali nguyên chất 45 - 50% trong phân còn có lưu huỳnh ( 8%). Phân thích hợp cho nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây có dầu như hành, tỏi, rau cải, thuốc lá, chè, cà phê. Đây là loại phân chua sinh lý.

* Chú ý:

- Bón kali ở đất trung tính dễ làm cho đất chua cho nên ở các chân đất này cần kịp thời bón vôi.

- Kali nên kết hợp bón với các loại phân khác như đạm.

- Kali có thể sử dụng phun lên lá (Kalisunphat) vào các giai đoạn cây ra hoa, làm củ, tạo sợi...

- Bón quá nhiều kali có thể làm cây teo rễ.

- Các loại cây cần nhiều kali là chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai sắn, bông, đay...

Hỏi: Gia đình tôi có nuôi gà sinh sản, xin hỏi chuyên gia về cách phun khử trùng cho hiệu quả?

Trả lời: Khi phun khử trùng cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Phun xuôi chiều gió, phun từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, phun theo hình chữ chi (Z), lượt sau phun đè lên 1 phần của lượt trước để thuốc thấm đều lên toàn bộ bề mặt cần khử trùng.

Để đạt được hiệu quả khử trùng cần phải thực hiện tốt các yêu cầu sau: Rửa sạch hết chất bẩn bám trên bề mặt thiết bị, dụng cụ, chuồng nuôi trong quá trình làm vệ sinh; Chỉ sử dụng các chất khử trùng được phép lưu hành; Pha chất khử trùng đúng nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất; Sử dụng chất khử trùng đúng liều lượng để đảm bảo thời gian tiếp xúc hiệu quả và khử trùng hết toàn bộ bề mặt; Pha dung dịch khử trùng và tiến hành khử trùng một cách an toàn.

Trả lời: Khi phun khử trùng cần lưu ý: Trang bị bảo hộ cá nhân đầy đủ, đọc kỹ nhãn mác hóa chất khử trùng, dùng cân, cốc đong hoặc xy-lanh để đảm bảo cân, đong chính xác lượng hóa chất cần dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên nhãn mác. Pha loãng hóa chất đúng nồng độ. Đảm bảo thời gian hóa chất tiếp xúc với bề mặt cần khử trùng ít nhất 10 phút. Nên phun khử trùng vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh buổi trưa nắng gắt dễ gây độc cho người sử dụng.

Lưu ý: Không phun chất khử trùng trên mặt đất, rác bẩn, chất hữu cơ và vật nuôi.

Hỏi: Đàn gà nhà tôi đang trong giai đoạn đẻ bói, xin chuyên gia cho biết có nên tiêm vacxin vào thời gian từ khi gà bắt đầu đẻ trứng cho đến khi đạt đỉnh cao?

Trả lời: Thời gian từ khi gà bắt đầu đẻ cho đến lúc đạt đỉnh cao không nên tiêm vacxin vì lúc này cơ thể gia cầm có sự thay đổi đặc biệt, rất mẫn cảm với bất cứ tác động bất lợi nào kể cả việc tiêm vacxin.

Nếu tiêm vacxin vào giai đoạn này cơ thể gà sẽ bị "sốc" nặng do tác động cơ học của việc bắt và tiêm gà. Sự thay đổi đặc biệt của cơ thể là đang tạo ra trứng. Do vậy phải tiêm đầy đủ vacxin trước lúc chuẩn bị chuyển lên chuồng đẻ.


Related news

thu-nghiem-mot-so-giong-ngo-tren-dat-hai-vu-lua Thử nghiệm một số giống… cay-lan-binh-ruou-trong-tai-nha-de-hut-phu-quy-mang-van-may-quanh-nam-cho-gia-chu Cây Lan Bình rượu trồng…