Nuôi lợn (Heo) Cách chăm sóc lợn tránh dịch tả châu Phi

Cách chăm sóc lợn tránh dịch tả châu Phi

Author Vân Anh, publish date Wednesday. October 9th, 2019

Người nông dân cần chú ý kiểm soát chuồng trại, thiết bị chăn nuôi, con giống và quá trình chăm sóc lợn khi dịch tả châu Phi vẫn tiếp diễn. 

Vệ sinh chuồng trại đúng cách để giảm khả năng lợn không bị lây nhiễm bệnh.

Thời gian vừa qua, diễn biến Dịch tả lợn Châu Phi đã có xu hướng giảm nhiều so với hồi vụ dịch. Tuy nhiên, nhiều hộ chăn nuôi phải tiêu hủy số lượng lợn bệnh lớn. Gần đây, nhiều nông dân đã tái đàn lợn mới nhằm phục vụ nhu cầu thị trường dịp cuối năm, đặc biệt là dịp tết Nguyên Đán. Dẫu tích cực áp dụng các biện pháp phòng dịch để chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhưng tình hình bệnh dịch vẫn khá phức tạp với nhiều loại bệnh có khả năng bùng phát tại thời điểm hiện đại như bệnh Tai Xanh, Lở mồm long móng, Dịch tả cổ điển... Bởi vậy, người chăn nuôi cần phải lưu ý những điều sau đây để tái đàn một cách thuận lợi nhất đồng thời ổn định chăn nuôi, mang lại hiệu quả bền vững.

Về chuồng trại và các thiết bị chăn nuôi: Kiểm soát chặt chẽ người và động vật tại khu vực chăn nuôi, chuồng trại cần phải được thực hiện các biện pháp vệ sinh tiêu chuẩn, sát trùng, tiêu độc và phòng bệnh. Khu vực chăn nuôi phải có lưới bao xung quanh nhằm ngăn chặn côn trùng và các vật chủ trung gian truyền bệnh.

Lối ra vào chuồng phải có hố khử trùng và khu vực thay đồ bảo hộ lao động. Các ô chuồng nên được các ly với nhau, không nuôi chung lợn mới nhập hoặc lợn bệnh với đàn lợn trước đó. Đồng thời, khu vực chuồng trại phải có nơi thu gom và xử lý chất tải. Tốt nhất là chăn nuôi theo phương pháp cách ô, tức là giữa mỗi chuồng có khoảng trống từ 0.8 – 1m để giảm thiểu sự tiếp xúc giữa lợn ở các vô với nhau. Người chăn nuôi hạn chế sử dụng chung dụng cụ chăn nuôi giữa các chuồng.

Đường thoát nước thải từ chuồng đến nơi xử lý phải đảm bảo kín đồng thời nước thải ô chuồng nào thoát riêng từ chuồng đó rồi dẫn ra đường thoát nước thải chung.

Về con giống, thức ăn và nước uống: Lợn nhập về nuôi cần phải có thông tin, nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh. Đối với lợn nhập từ các tỉnh khác thì phải có giấy kiểm dịch của cơ quan thú y. Nuôi cách ly lợn nhập tối thiểu hai tuần trước khi cho nhập đàn.

Người chăn nuôi nên sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, không hỏng mốc và được đảm bảo chứng nhận chất lượng an toàn. Đối với thức ăn tận dụng phải được xử lý ở nhiệt độ cao trước khi cho lợn ăn. Không được sử dụng lại thức ăn thừa trong máng ăn của đàn lợn đã xuất chuồng hay lợn bị mắc bệnh.

Nguồn nước trong chăn nuôi đảm bảo an toàn đồng thời bổ sung thêm chế phẩm sinh học trong thức ăn để tăng khả năng tiêu hóa, miễn dịch và đề kháng cho đàn lợn.

Về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng: Người nông dân nên áo dụng phương pháp quản lý "cùng vào – cùng ra" từ dãy tới ô chuồng. Nên áp dụng phương pháp nuôi thức ăn khô, không tắm nước cho lợn và sử dụng các chế phẩm sinh học, định kỳ phun sương để tăng cường phòng chống dịch.

Về vấn đề vệ sinh chăn nuôi và kiểm soát: Hạn chế người ngoài vào trong khu vực chăn nuôi, cần phải mặc bảo hộ lao động. Khu vực chăn nuôi cần được sát trùng định kỳ nhằm giảm thiểu dịch bệnh, chất sát trùng tại cửa ra vào chuồng trại cần được thay mới hàng ngày. Các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi cần được khử trùng thường xuyên. Đối với chuồng trước đó có lợn mắc bệnh dịch cần để trống ít nhất 30 ngày hoặc tham khảo ý kiến của chính quyền địa phương.

Kiểm soát phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi: Không để các phương tiện giao thông hay vận chuyển, đặc biệt là phương tiện của các thương lái, phương tiện của bên giao thức ăn ở bên trong khu vực chăn nuôi. Nên trang bị phương tiện chuyên dụng vận chuyển, nếu sử dụng chung cần được vệ sinh, tiêu độc và khử trùng trước mỗi lần sử dụng.

Xử lý chất thải chăn nuôi: Chất thải gom phía cuối chuồng, xa nơi cấp nước. Chất thải được thu gom hàng ngày và chuyển đến nơi xử lý. Chất thải rắn trước khi đưa ra cần xử lý đảm bảo vệ sinh theo quy định. Đối với chất thải lỏng, dẫn trực tiếp đến khu xử lý bằng đường thoát nước riêng .

Vấn đề quản lý dịch bệnh: Thực hiện đúng quy trình phòng chống dịch bệnh phù hợp với từng loại lợn. Lưu ý tách ly lợn ốm để xử lý kịp thời, ngừng xuất lợn giống và kiểm soát chặt chẽ sản phẩm theo quy định.

Khi xảy ra dịch cần tiêu độc, khử trùng tại chỗ, che bạt bao vây kín ô chuồng. Lợn bệnh phải được tiêu hủy theo hướng dẫn của chính quyền địa phương và thực hiện quy trình làm sạch, khử trùng chuồng theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Thực hiện ghi chép và lưu trữ nhật ký chăn nuôi đầy đủ.


Related news

cach-nuoi-lon-an-toan-sinh-hoc-mua-dich Cách nuôi lợn an toàn… cach-phong-chong-dich-ta-lon-chau-phi Cách phòng chống dịch tả…