Tôm sú Cách giảm giá thành nuôi tôm sú

Cách giảm giá thành nuôi tôm sú

Author 2LUA.VN Tổng hợp, publish date Thursday. March 12th, 2015

Dịch bệnh, nhất là đốm trắng gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi. Tuy vậy, từ đầu năm đến nay, giá thức ăn đã giảm, lãi suất ngân hàng giảm mạnh, người nuôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong đối phó với dịch bệnh. Dưới đây là một số giải pháp cơ bản tại hội thảo chuyên đề “Làm cách nào giảm giá thành nuôi tôm sú?”, do Sở NN&PTNT vừa tổ chức tại Bình Đại.

Theo điều tra của Trung tâm Khuyến ngư, năm 2008 tổng giá thành của một ký tôm nuôi lên đến 60.000đ. Do vậy, mùa vụ 2009 phải chọn giải pháp tối ưu để hạ giá thành, trước hết là chọn mùa vụ nuôi và qui trình kỹ thuật thích hợp, an toàn, quản lý và thực hiện tốt qui trình chuẩn bị nước cấp, xử lý nước thải.

Mật độ thả giống vừa phải, quản lý chặt chẽ việc cho tôm ăn, tôm thu hoạch phải có chất lượng tốt và cỡ tôm phải thích hợp với nhu cầu của thị trường. Thứ nhất, tiết giảm chi phí, hạ giá thành: Chủ yếu thông qua các biện pháp quản lý và các giải pháp kỹ thuật như quản lý việc cấp thoát nước, cho ăn, môi trường ao nuôi.

Chọn qui trình nuôi sử dụng chế phẩm sinh học, ít thay nước, mật độ thả tôm vừa phải, chọn loại thức ăn phù hợp với qui trình, cỡ tôm thu hoạch phù hợp với nhu cầu thị trường. Việc chọn mùa vụ rất quan trọng, bởi thực tế hiện nay nuôi tôm ở Bến Tre phổ biến ở trình độ nuôi quảng canh cải tiến, thâm canh, bán thâm canh, cho nên còn lệ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Số liệu thống kê từ năm 2001-2008 cho thấy thời điểm thả giống nuôi đạt kết quả cao nhất là từ tháng 3-8(DL). Qui trình nuôi ít thay nước, tuần hoàn nước.

Nên sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng bệnh cho tôm và xử lý môi trường ao nuôi. Có thể sử dụng phương pháp xi-phong để hút chất thải lắng đọng dưới đáy ao nếu có ao chứa chất thải. Chú ý cải tạo thật tốt ao nuôi, dọn sạch mùn bã hữu cơ lắng tụ dưới đáy ao. Kiểm tra kỹ độ pH đáy ao để có kế hoạch bón vôi phù hợp nhằm ổn định độ pH và độ kiềm, chú ý diệt triệt để cua, còng trong ao. Quản lý và thực hiện tốt qui trình chuẩn bị cấp nước, xử lý nước thải.

Theo dõi các thông tin về quan trắc môi trường, bệnh đốm trắng. Tốt nhất nên tự quan trắc trước khi lấy nước. Phải lọc nước trước khi lấy nước vào ao. Mật độ thả giống vừa phải, nếu nuôi bán thâm canh nên thả từ 10-15 con/m2, nếu nuôi thâm canh thả từ 20-30 con/m2.

Tôm giống cần được chọn lọc cẩn thận, khi thả chú ý phải thuần hóa các yếu tố nhiệt độ, độ mặn và thời điểm thả. Chọn tôm giống cùng lứa tuổi, có kích cỡ tương đối đồng đều, tránh mua giống đã bị lọc qua lưới để có kích cỡ bằng nhau, tránh hao hụt nhiều. Không sử dụng thuốc, hóa chất và nhiệt độ kích thích tôm mau lớn.

Cần tuyển chọn loại thức ăn phù hợp. Quản lý chặt việc cho tôm ăn, không để dư thừa thức ăn trong ao. Ngoài thức ăn chỉ bổ sung những chất cần thiết mà thức ăn không cung cấp đủ, không nên quá lạm dụng sẽ làm chi phí tăng nhiều mà tôm cũng không lớn nhanh hơn.

Khâu thu hoạch cũng rất quan trọng, quyết định nhiều đến lời lỗ khi nuôi. Cần theo dõi cỡ tôm dễ bán trong từng thời điểm để có quyết định thu hoạch có lợi nhất. Nếu tôm có sự cố nên ưu tiên cho công việc thu hoạch và bảo quản rồi mới liên hệ mua bán sau. Nếu thu tôm chủ động cần chọn lúc tôm có chất lượng tốt nhất.

Tags: kỹ thuật nuôi tôm, nuôi tôm sú, quy trinh nuoi tom, kỹ thuật nuôi tôm sú, nuoi tom su, ky thuat nuoi tom su, ki thuat nuoi tom su, nuoi tom tham canh, ao nuoi tom, xu ly ao


Related news

can-bang-ammonia-trong-ao-nuoi-tom-su Cân bằng ammonia trong ao… nuoi-ca-dia-trong-ao-dat-ket-hop-tom-su Nuôi cá dìa trong ao…