Tôm thẻ chân trắng Cách phòng bệnh trên cá trắm cỏ

Cách phòng bệnh trên cá trắm cỏ

Publish date Monday. June 8th, 2015

Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, thời tiết nóng ẩm, môi trường nuôi bị ô nhiễm trầm trọng khiến các loại bệnh trên cá ngày càng phát triển và lây lan rất nhanh trên diện rộng, trong khi đó người nuôi vẫn còn nuôi theo kinh nghiệm là chính, việc phòng bệnh cho cá vẫn chưa được quan tâm đúng mức nên trong quá trình nuôi, khi cá bị bệnh, việc chữa trị còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các hộ nuôi. Do đó để phòng trừ bệnh ở cá có hiệu quả thì việc sử dụng các biện pháp phòng bệnh trong suốt quá trình nuôi là rất quan trọng.

Một số loại cá được nuôi truyền thống như cá mè, trôi, trắm, chép… ngày càng được chú trọng. Do được thị trường ưa chuộng, thịt thơm ngon, giá thành thấp nên cá trắm cỏ vẫn là đối tượng được các hộ chọn nuôi thả chính trong ao, lồng. Tuy nhiên, nghề nuôi cá trắm cỏ vẫn gặp phải khó khăn lớn nhất đó là dịch bệnh. Đặc biệt bệnh xuất huyết đốm đỏ do vi khuẩn và vi rút gây thiệt hại lớn nhất đối với nghề này. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường gặp nhất là vào mùa xuân, mùa thu ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam.

Khi cá bị bệnh bà con cần nhận biết chính xác những dấu hiệu bệnh lý đặc trưng của từng loại bệnh để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Khi mắc bệnh, cá đều có các biểu hiện bệnh lý dễ nhận biết như: cá kém ăn hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ trên tầng mặt; da cá màu tối, mất nhớt, trên thân cá xuất hiện các đốm đỏ, mang xuất huyết và tái xám, dính bùn, mắt lồi, hậu môn sưng đỏ, đặc biệt cá có mùi tanh đặc trưng.

Dấu hiệu bệnh xuất huyết do vi khuẩn: Vẩy rụng và bong ra, các vây xơ rách, tia vây cụt dần, xuất hiện các đốm đỏ trên thân và các gốc vây quanh miệng, dần dần các vết loét ăn sâu vào cơ thể. Ngoài ra, nếu mổ cá sẽ thấy ruột chứa đầy hơi và dịch nhờn hôi thối (hay còn gọi là bệnh viêm ruột); gan tái nhợt, mật thâm đen, thận nhũn… Cá bị bệnh từ 1 – 2 tuần có thể chết với tỉ lệ từ 30 – 40%.

Dấu hiệu bệnh xuất huyết do vi rút: Xoang miệng, xoang mang, nắp mang, mắt và gốc vây đều xuất huyết đặc biệt là dưới lớp da xuất huyết, tróc vẩy và lớp da của cá có màu đỏ. Quan sát bên trong thành ruột xuất huyết cục bộ nhưng không hoại tử. Cá bị bệnh 3 – 5 ngày có thể chết và tỉ lệ chết từ 60 – 80%, nhiều ao tỉ lệ cá chết lên tới 100%.

Biện pháp phòng và trị bệnh:

Phòng bệnh:

- Xây dựng ao nuôi đảm bảo nguồn nước trong sạch, xử lý tốt nguồn nước trước khi đưa vào ao nuôi

- Tẩy dọn ao kỹ trước khi thả nuôi.

- Thả nuôi với mật độ thích hợp.

- Đảm bảo môi trường sạch, không bị ô nhiễm hữu cơ trong suốt quá trình thả nuôi.

- Chọn đàn giống khoẻ mạnh, ít mang mầm bệnh.

- Quản lý tốt nguồn thức ăn cho cá; bổ sung vitamin và tăng cường chất dinh dưỡng, đặc biệt trước thời gian chuyển mùa và trong mùa phát bệnh để tăng sức đề kháng cho cá.

Trị bệnh:

- Nếu cá bị xuất huyết do vi rút, cần khoanh vùng để tiêu hủy đàn cá bị bệnh, tẩy trùng ao nuôi, không để dịch lây lan ra xung quanh.

- Nếu cá bị xuất huyết do vi khuẩn, cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Cho cá giống tắm trong dung dịch Oxytetracycline, Streptomycine nồng độ 20–50g/m³ nước trong 1giờ. Tuỳ vào phản ứng của cá mà có thể giảm thời gian tắm.

+ Đối với cá thịt: trộn kháng sinh KN-04-12 vào thức ăn cho cá, liều dùng 4g/kg cá/ngày, cho ăn liên tục trong 5–7 ngày. Chú ý, từ ngày thứ 2, liều dùng kháng sinh giảm 1/2 so với ngày đầu.

+ Dùng rau sam rửa sạch bằng nước muối 3% cho ăn liên tục trong 6 ngày với liều dùng từ 1,5 – 3kg rau/100kg cá. Đối với cá giống thì cần băm nhỏ rồi cho cá ăn.

- Không thả chung cá bị nhiễm bệnh với cá khỏe, thời gian cách ly phụ thuộc vào nhiệt độ ao.

Tags: phong benh ca tram co, nuoi ca tram co, nuoi ca


Related news

mot-so-bien-phap-phong-benh-cho-ca-bien-nuoi-long-be Một số biện pháp phòng… tang-cuong-cac-bien-phap-phong-chong-dich-benh-thuy-san Tăng cường các biện pháp…