Tôm thẻ chân trắng Cách Phòng Trị Hội Chứng Taura Trên Tôm Chân Trắng

Cách Phòng Trị Hội Chứng Taura Trên Tôm Chân Trắng

Publish date Sunday. April 27th, 2014

Tác nhân gây bệnh là loại virus có cấu trúc di truyền, là một sợi đơn RNA(+). Hội chứng nầy được phát hiện lần đầu tiên ở Ecuador, năm 1992.

Triệu chứng: Bệnh thường xuất hiện phổ biến ở thời kỳ ấu trùng và giai đoạn 4-5 tuần tuổi. Bệnh có 3 thời kỳ, thời kỳ ủ bệnh, phát bệnh và thời kỳ mãn. Ở thời kỳ phát bệnh, mô biểu bì là nơi bị tác động nhiều nhất. Sự truyền nhiễm bệnh thời kỳ nầy gây tỷ lệ tử vong rất cao, có thể tới 80-85%.

Những con còn sống sót chuyển sang thể mãn tính, tôm có thể sống dai dẳng nhưng chậm lớn. Dấu hiệu lâm sàng nổi bật nhất là tôm bị đỏ đuôi, mềm vỏ và rỗng ruột, một số con mang bị sưng phồng. Tôm bắt mồi giảm, chậm chạp, màu tôm hơi đục, thường chết trong lúc lột xác.

Những con còn sống sau khi lột xác sẽ có những đốm màu đen ở phần đầu và trên thân. Khi bị nhiễm, tỷ lệ tử vong trung bình khoảng 50-80%. Tỷ lệ nầy phụ thuộc vào điều kiện ao nuôi và khả năng nhận biết của người nuôi về triệu chứng bệnh của tôm nhằm quản lý bệnh. Tỷ lệ chết sẽ rất cao khi tôm lột xác.

Phòng trị: Khi tôm trong ao nuôi bị nhiễm, không nên thay nước vì có thể giúp bệnh lan truyền ra chung quanh. Nên vớt loại bỏ tôm trong ao và xử lý kỹ.

Sau đó chú ý cải thiện chất lượng nước, quạt nước, sục khí nhiều hơn, giảm tỷ lệ cho ăn. Biện pháp tổng hợp nhằm hạn chế bệnh bao gồm, chọn và thả giống tôm SPF hoặc SPR. Dùng loại thức ăn phù hợp, có đầy đủ chất dinh dưỡng, quản lý tốt việc cho ăn. Không thả tôm quá dày, đảm bảo các yếu tố môi trường nước trong phạm vi thích hợp.


Related news

tac-dung-cua-voi-trong-nuoi-trong-thuy-san Tác Dụng Của Vôi Trong… nang-cao-chat-luong-tom-thuong-pham-truoc-khi-thu-hoach Nâng Cao Chất Lượng Tôm…