Nuôi lợn (Heo) Cách Trị Bệnh Cho Heo Rừng

Cách Trị Bệnh Cho Heo Rừng

Publish date Saturday. May 31st, 2014

Heo rừng và heo rừng lai nói chung, có sức đề kháng cao, ít bệnh, song vẫn có thể mắc một số bệnh:

Bệnh tiêu hoá

Khi heo rừng lai mắc một số bệnh về đường tiêu hoá (sình bụng, đầy hơi, đầy bụng, tiêu chảy, ngộ độc thức ăn...), có thể dùng các loại thuốc trị bệnh đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy của heo cho uống hoặc chích ngừa. Dùng 5- 10kg rau dừa dại cho heo ăn hoặc có thể bổ sung thức ăn, nước uống đắng chát như lá, quả ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa... cũng khỏi.

Để phòng bệnh về đường tiêu hoá, cần cho heo ăn thức ăn đảm bảo vệ sinh, không bị ẩm mốc, hôi thối, không có dư lượng thuốc trừ sâu, khẩu phần ăn phải đa dạng, phong phú, đầy đủ dinh dưỡng...

Chấn thương cơ học

Do heo rừng có khả năng tái sinh nhanh nên chóng lành. Nếu bị chấn thương nhỏ thì rửa sạch và bôi thuốc sát trùng, chấn thương lớn thì rửa sạch, sát trùng trước và sau khi khâu, chích kháng sinh tổng hợp như Ampicylline, Tetracylline, hay Penicilline và Streptomycine...

Sưng phổi

Heo rừng bị sưng phổi thường sốt cao, biếng ăn, bỏ ăn. Điều trị bằng kháng sinh tổng hợp.

Táo bón

Heo bị táo bón có thể cho uống thuốc nhuận tràng hoặc cho ăn thức ăn nhuận tràng...

Ký sinh trùng đường ruột

Heo bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột thường còi cọc, chậm lớn, trong phân có ấu trùng giun, sán. Cần thiết phải xổ sán, giun cho heo.

Ký sinh trùng ngoài da

Các loại ve, mò, ghẻ, ruồi, muỗi... ít khi bám trên da hút máu và truyền bệnh ở heo rừng. Và với đặc tính hoang dã nên heo rừng lai không sợ muỗi, côn trùng tấn công. Trường hợp heo bị ký sinh trùng ngoài da, có thể dùng thuốc sát trùng bôi, xịt. Để phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da cho heo rừng, nên định kỳ vệ sinh, sát trùng chuồng trại và môi trường xung quanh.

Biện pháp phòng bệnh tốt nhất: Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo vệ sinh và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ... Cần áp dụng tốt các biện pháp an toàn sinh học như: vệ sinh, sát trùng chuồng trại, cách ly khu vực chăn nuôi với các khu vực xung quanh... định kỳ tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm: bệnh phó thương hàn, dịch tả, lở mồm long móng, E. coli, dại... theo đặc điểm dịch tễ học của vùng và quy định của cơ quan thú y.

Phòng và xử lý tốt các bệnh thường gặp ở heo. Hạn chế sử dụng những loại thuốc thú y có tính tồn lưu cao và chỉ sử dụng thuốc trong những trường hợp thật cần thiết.

Khi thời tiết thay đổi hoặc trạng thái sức khoẻ của đàn heo có biểu hiện bệnh, cần thiết phải bổ sung kháng sinh vào thức ăn hoặc nước uống cho heo theo quy trình "dùng thuốc 3 ngày, nghỉ 7 hoặc 10 ngày, rồi dùng tiếp 3 ngày", cho đến khi đàn heo trở lại bình thường, với liều phòng chỉ bằng 1/2- 1/3 liều điều trị...


Related news

nguyen-nhan-va-cach-phong-benh-benh-viem-phoi Nguyên Nhân Và Cách Phòng… che-pham-nano-fecuzi-tang-mien-dich-o-lon Chế Phẩm Nano Fecuzi Tăng…