Tin nông nghiệp Cạnh tranh mua lúa làm ăn thiếu đàng hoàng với nông dân

Cạnh tranh mua lúa làm ăn thiếu đàng hoàng với nông dân

Author Huỳnh Xây, publish date Monday. March 28th, 2016

Theo GS, các TL và DN có mừng hơn nông dân khi giá lúa đông xuân 2015-2016 tăng?

- Tôi nghĩ giá lúa tăng thì người dân chắc chắn có lời nếu diện tích lúa chưa bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn. Tuy nhiên, đây chỉ là một thời điểm, không phải lâu dài, người dân sẽ còn chịu nhiều rủi ro và cái lợi đương nhiên luôn luôn phần hơn ở TL, DN.

Vào thời điểm này, kênh phân phối, xuất khẩu lúa  gạo không có vấn đề gì bàn cãi, rất ít rủi ro. Bởi năm nay, nhiều nơi trên thế giới bị mất mùa, cần nhập gạo để ăn. Cũng nói thêm là lúc này, lúa mùa Campuchia bán hết rồi, còn lúa đông xuân của Philippines, Thái Lan đến tháng 4 mới có.

Việc TL, DN tranh nhau vơ vét lúa, đẩy giá lúa lên cao vào đúng thời điểm hạn mặn hoành hành thì có gì đáng lo ngại không?

- Việc các TL, DN ùn ùn đi thu mua lúa, cạnh tranh nhau đủ đường là cách làm ăn không đàng hoàng. Đúng ra phải chia sẻ với nông dân, đồng cam cộng khổ với nông dân ngay từ khi họ mới xuống giống. Còn đằng này, TL và DN chỉ mua gạo lấy lời, giao hết cái khó cho người nông dân (cực khổ trong sản xuất, tự ứng phó với biến đổi khí hậu, chịu rủi ro cao do sâu bệnh…). Ở các nước khác thì ngược lại, các TL và DN đầu tư cho nông dân từ đầu rất hiệu quả.

Việc kinh doanh từ hạt gạo mà tôi nói trên sẽ làm cho Việt Nam muôn đời không xây dựng được thương hiệu lúa gạo. Người nông dân - người trực tiếp không biết thị trường cần sản phẩm gì và bán cho ai. Riêng TL và DN thì mua lúa chất lượng cao bằng với lúa chất lượng kém thì rất dở, là cách làm  rất tệ.

Từ câu chuyện hiện nay, để tránh rơi vào “điệp khúc” muôn thuở được mùa mất giá và ngược lại,  theo GS về lâu dài nhà nông nên có cách thức canh tác sản xuất lúa như thế nào để tạo tính ổn định bền vững?

- Phải nói lại là thời gian qua, người dân chưa hợp tác với nhau, mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy bán. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho DN khó ký hợp đồng với dân từ đầu vụ. Vì vậy, người dân phải liên kết với nhau thành HTX, có người đại diện theo hướng HTX kiểu mới. Nhiều nước trên thế giới đã tổ chức nông dân thành HTX kiểu mới rất thành công, nông dân như là một cổ đông, tổng lãi sau khi trừ chi phí, thuế sẽ chia lại cho nông dân.

Xin cảm ơn GS!


Related news

tranh-nhau-mua-ma-non Tranh nhau mua mạ non cac-giai-phap-chuyen-doi-cay-trong-chong-han Các giải pháp chuyển đổi…