Tin thủy sản Cargill vạch ra các mục tiêu giảm phát thải các-bon đầy tham vọng cho nuôi trồng thủy sản

Cargill vạch ra các mục tiêu giảm phát thải các-bon đầy tham vọng cho nuôi trồng thủy sản

Author 2LUA.VN biên dịch, publish date Thursday. April 22nd, 2021

Một sáng kiến mới nhằm giúp các nhà hoạt động nuôi trồng thủy sản giảm bớt lượng khí thải các-bon của họ đã được Cargill cho ra mắt ngày hôm nay.

Cargill đặt mục tiêu giảm khoảng hai tỷ kg khí thải CO2 của ngành nuôi trồng thủy sản vào năm 2030

Với tên gọi SeaFurther Sustainability, dự án đặt mục tiêu tiết kiệm hai tỷ kg khí CO2 vào năm 2030, điều này tương đương với việc loại bỏ hơn 400,000 chiếc ô tô trên đường.

Pilar Cruz - chủ tịch và lãnh đạo tập đoàn Cargill Aqua Nutrition cho biết: “Cùng với dự án SeaFurther Sustainability, chúng tôi đang vạch ra một lộ trình táo bạo mới, một hướng đi giúp ngành nuôi trồng thủy sản trở nên tốt hơn cho hành tinh của chúng ta,” Pilar Cruz - chủ tịch và lãnh đạo tập đoàn Cargill Aqua Nutrition cho biết. "Mức tiêu thụ thủy sản đang tăng trưởng trên toàn cầu. Chúng tôi muốn đáp ứng nhu cầu đó; tăng sản lượng đồng thời giảm tác động đến môi trường. Bằng cách hợp tác chặt chẽ với người nông dân để tìm nguồn nguyên liệu bền vững, cải thiện năng suất trang trại và đảm bảo phúc lợi cho cá, Cargill đang xác định lại vai trò của nuôi trồng thủy sản trong công cuộc giúp cho thế giới phát triển phồn thịnh."

Chương trình sẽ bắt đầu cùng với những người chăn nuôi cá hồi.

Stian Amble - cố vấn sinh học và chất lượng tại Nova Sea cho biết: “Chúng tôi rất hào hứng khi thấy sự cam kết rõ ràng từ phía Cargill rằng họ tập trung vào nhu cầu giảm thiểu tác động môi trường của ngành cá hồi”. "Việc cung cấp nuôi trồng thủy sản bền vững hơn sẽ đòi hỏi chuỗi giá trị phải gắn kết với các mục tiêu chính và làm việc cùng nhau để thực hiện những mục tiêu đó. Bằng sự đồng tình về giá trị của những thay đổi được yêu cầu này, chúng tôi có thể thực hiện sự chuyển đổi chính xác để trở nên càng bền vững hơn, càng nhanh hơn và ở quy mô to lớn hơn."

Thông qua tính bền vững của SeaFurther, Cargill đặt mục tiêu giảm 30% tác động môi trường của ngành cá hồi nuôi vào năm 2030. Ngày nay, thức ăn chăn nuôi đại diện tới 90% tác động môi trường của ngành cá hồi. Để giảm tác động đến khí hậu này, sáng kiến được tập trung vào:

Hợp tác chặt chẽ với các nhà cung ứng để phát triển các thành phần và chuỗi cung ứng có nguồn gốc và có trách nhiệm đồng thời tìm cách tái sử dụng các sản phẩm phụ (như thịt vụn cá) thường sẽ bị loại bỏ đi. Công ty cũng cố gắng xác định và tìm nguồn nguyên liệu mới để tạo ra thức ăn chăn nuôi bền vững hơn nữa, giúp khách hàng và đối tác đạt được các mục tiêu bền vững chung.

Sử dụng kinh nghiệm phong phú của mình về thức ăn chăn nuôi thủy sản, công ty nhắm mục đích giúp người nông dân tăng hiệu quả và tối đa hóa sản lượng trong khi đó đồng thời giảm tác động của chúng lên hành tinh.

Bảo vệ phúc lợi của cá nuôi bằng cách cung cấp thức ăn chăn nuôi giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe động vật, giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên và tác động đến đại dương nói chung.

Trong khi công ty đang bắt đầu với cá hồi thì SeaFurther sẽ mở rộng cùng với ý định bổ sung các loài khác (như tôm) trong tương lai gần.

Vào năm 2020, Cargill hợp tác với BAR Technologies để mang cánh buồm WindWings của họ (những cánh buồm to lớn, cứng cáp có chiều cao lên tới 45 mét) lên boong tàu của các tàu chở hàng hóa trọng tải lớn để khai thác năng lượng gió và giảm lượng khí thải CO2 lên tới 30%.

SeaFurther tham gia vào một loạt các mối quan hệ đối tác chiến lược, đầu tư, nghiên cứu và công nghệ của Cargill nhằm mục đích bảo vệ đại dương. Công ty đang tham gia vào các kế hoạch giảm tác động môi trường của lĩnh vực vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn trên toàn cầu phù hợp với mục tiêu của Tổ chức Hàng hải Quốc tế nhằm giảm bớt ít nhất 50% khí thải bằng hình thức vận chuyển decarbonise (thay thế quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch bằng các nguồn năng lượng có thể tái tạo như năng lượng gió và năng lượng mặt trời) vào năm 2050.

Jan Dieleman - chủ tịch kinh doanh vận tải hàng hải của Cargill cho biết: “Sức khỏe của cá hồi trên thế giới suy cho cùng cũng có liên quan đến sức khỏe đại dương của chúng ta." Việc giảm thiểu các-bon trên quy mô lớn đòi hỏi sự cam kết trong toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu và chúng tôi đang làm việc với các đối tác để phát triển các giải pháp nhằm giảm tác động của chúng tôi lên môi trường. Là một trong những công ty thuê tàu lớn nhất thế giới, Cargill tiếp tục nỗ lực giảm phát thải và nâng cao các tiêu chuẩn ngành công nghiệp."

Kể từ cuối năm 2019, công ty đã lắp đặt thiết bị tiết kiệm năng lượng trị giá khoảng 3 triệu đô la trên một số tàu thuê dài hạn của mình. Cargill cũng là đối tác chiến lược của ZeroNorth, đây là một công ty khởi nghiệp về công nghệ cung cấp các công cụ kỹ thuật số giúp cải thiện hiệu suất của tàu và giảm mức tiêu thụ nhiên liệu.

Cố định cánh buồm WindWings trên các con tàu chở hàng hóa trọng tải lớn có thể giảm lượng phát thải CO2 của chúng lên đến 30%. Ảnh: BAR Technologies

Vào năm 2020, Cargill hợp tác với công ty BAR Technologies để đưa cánh buồm WindWings của họ (những cánh buồm to lớn, cứng cáp có chiều cao lên tới 45 mét) lên boong tàu chở hàng hóa tải trọng lớn để khai thác năng lượng gió và giảm lượng phát thải CO2 tới 30%.

Cruz cho biết: “Cargill có cơ hội thúc đẩy tác động khí hậu tích cực & thực tế đối với con người và hành tinh. "Cùng với dấu vết toàn cầu của chúng tôi và tầm nhìn xuyên khắp các chuỗi cung ứng, đại dương bền vững và thủy sản bền vững có thể trở thành hiện thực nếu tất cả chúng ta cùng tham gia, hợp tác với nông dân, làm việc trong toàn ngành và quy về cùng một hướng."


Related news

nhung-nguoi-nong-dan-nuoi-ca-hoi-ngung-ap-dung-cac-he-thong-loi-thoi-ngan-chan-hai-cau Những người nông dân nuôi… mo-duong-de-giai-quyet-benh-than-da-nang-pkd-trong-nuoi-trong-thuy-san Mở đường để giải quyết…