Câu chuyện thành công ở Thái Lan thực hành nuôi tôm không theo tập quán
Như các phương tiện truyền thông đã đưa tin, một số người nuôi duy trì nồng độ oxy hòa tan siêu cao trong ao, trong khi những người nuôi khác lựa chọn phương thức ương dưỡng và áp dụng thực hành nuôi tốt.
Nuôi tôm bền vững liên tục hơn 10 năm qua bất chấp cuộc khủng hoảng EMS hiện tại. Ông đã làm thế nào để đạt được những kết quả này?
Ông Chatchai Chuanchom (tên quen thuộc là Add), 45 tuổi, đã và đang nuôi tôm hơn 11 năm ở huyện Leamsing, tỉnh Chantaburi. Ông mới đầu nuôi 5 ao và năm sau mở rộng lên 15 ao. Dần dần số lượng ao tăng lên 182 ao. Hiện nay, ông có 160 ao nuôi, do nhận thấy một số ao không thích hợp để nuôi nên ông chuyển sang làm ao lắng.
Các ao có độ sâu từ 80 cm đến 150 cm là chỗ sâu nhất, chỗ giữa ao để bùn tích tụ sau mỗi vụ. Qua một số vụ, đôi khi chỗ bùn đáy ao này đùn lên thành gò và thậm chí cao hơn bề mặt nước.
Về vấn đề an toàn sinh học, Khun Add mắc một số dây tua để đuổi chim bay ngang qua các ao và hiện nay các dây tua này đang cần sửa lại, nhưng theo ông nghĩ các dây tua này thực sự không có tác dụng và chỉ cần thiết cho mục đích đăng ký trang trại. Tại trại không có rào chắn cua hoặc chỗ tắm khử trùng.
Một số chuẩn mực thành công mà ông đã liên tục đạt được:
- Trong suốt vụ nuôi dễ bị bệnh đốm trắng (WSSV) (mùa đông từ tháng 11 đến tháng 2), hầu hết nông dân xung quanh trang trại của ông đều mất mùa do bùng phát virút đốm trắng. Mặc dù ông phải đối phó với các mối đe dọa tương tự, nhưng mức thiệt hại của ông ít hơn 5% và vẫn có thể thấy lợi nhuận cao.
- Hiệu suất nhân công cao hơn (tức là sử dụng ít nhân công chăm sóc ao hơn các trang trại khác). Chỉ cần 1 nhân công để chăm sóc 6 – 8 ao với hệ thống cho ăn tự động.
- Sản xuất tôm cỡ lớn ở tất cả các vụ (20 – 40g/con) trong vòng 130 – 140 ngày nuôi.
- Thiệt hại do hội chứng tôm chết sớm (EMS) chỉ có 10% và các trang trại vẫn có lợi nhuận.
- Không có thiệt hại lớn trong 10 năm qua.
- Trong 8 năm qua, ông đã không sử dụng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào.
Sau đây là một số quy trình/cách thức đã giúp ông nuôi tôm thành công
Kích thước ao và hệ thống sục khí
Các ao trong trang trại của ông thường nhỏ hơn so với hầu hết các ao khác ở Thái Lan. Mỗi ao vào khoảng 1.500 – 2.000 m3. Khi đến tìm hiểu về sự thành công của ông, một số nông dân đã chế diễu kích thước ao nuôi của ông “đây không phải là ao mà là hố”. Tuy nhiên, phương pháp của ông đã được chứng minh thành công qua thời gian. Hệ thống sục khí cho một ao kích thước 2.000 m2 vào khoảng 3 – 4 HP với 4 cánh và 12 – 14 quạt guồng trên mỗi cánh, chạy liên tục ở tốc độ thấp 60 – 70 rpm.
Tuy nhiên, các vụ mua lại ao gần đây có cả ao kích thước lớn từ 4.000m2. Khun Add sẽ sử dụng các ao này trong 4 – 5 vụ trước khi bắt đầu cải tạo thành các ao nhỏ hơn và sâu hơn.
Mật độ thả và tôm giống
Trong thời kỳ bùng nổ nuôi tôm ở Thái Lan, thế giới nghe nói về sự thành công của một số nông dân nuôi thả mật độ 100 – 200 và thậm chí cao tới mức 300 PL/m2. Điều này đã trở thành một câu chuyện hấp dẫn nông dân trên toàn thế giới muốn làm theo. Nhưng trong trường hợp của Khun Add, ông đã khăng khăng chỉ thả mật độ 20 – 30 PL/m2, ngoài ra còn điều chỉnh mật độ thả tùy theo vụ.
“Tôi sẽ quyết định nên tăng hoặc giảm mật độ thả giống cho vụ sau bằng cách nhìn vào năng suất của vụ trước. Nếu vụ năm trước tốt, tôi sẽ thả tăng thêm 10.000 PL/ao. Nếu kết quả vụ trước ở mức bình thường, tôi sẽ giảm 10,000 PL/ao.”
Trong suốt vụ nuôi thuận lợi như là mùa mưa từ tháng 6 – 11, khi nhiệt độ trung bình và độ mặn tối ưu, Khun Add sẽ thả giống với mật độ 30 PL/m2. Trong những tháng mùa đông, trời lạnh hơn từ tháng 11 đến tháng 2, mật độ thả giống sẽ giảm xuống còn 20 PL/m2. Liên quan đến việc khi nào nên thả giống, Khun Add cho biết, “Khi nào tôi nhìn thấy chim bay qua ao tìm kiếm các loại côn trùng làm thức ăn, nghĩa là các ao đã sẵn sàng để thả giống.”
Nguồn gốc của các phương thức này
Trong năm đầu tiên hoạt động, trang trại mà ông thừa hưởng từ mẹ của ông đã bị thua lỗ khi sản lượng chỉ đạt một nửa chỉ tiêu do virút hội chứng Taura (TSV) tác động đến 3 trong số 5 ao. Tại thời điểm đó, tôi đã khuyên ông ấy tiếp tục nuôi số tôm sống sót còn lại. Khi thu hoạch, chúng tôi thấy rằng các ao bị nhiễm TSV đã cho lợi nhuận cao hơn so với các ao khác mặc dù sạch bệnh.
Sau đó chúng tôi tiếp tục tiến hành các thử nghiệm để so sánh giữa mật độ cao và thấp thêm 2 – 3 vụ nữa. Chúng tôi chú trọng vào tỷ lệ % lợi nhuận thay vì sản lượng. Cuối cùng chúng tôi kết luận mật độ thấp là phương pháp thích hợp nhất cho ông Khun Add vì những lý do như sau:
Từ đó về sau, Khun Add chọn cách nuôi này. Về tôm giống, ông hợp tác với một trại giống đáng tin cậy và mua các lô giống tốt nhất. Việc trả giá cao hơn giúp cho ông có quyền thương lượng khi lô giống có gì đó trục trặc. Do không bị áp lực phải thả theo mùa vụ và tình trạng ao như những nông dân nuôi tôm khác nên ông có thể đợi mua lô giống tốt nhất và luôn mua được tôm giống chất lượng tốt hơn.
Add mua tôm giống (PL 10 – 12) và giao phó cho trại giống thực hiện mọi xét nghiệm cần thiết, nếu tôm giống có vấn đề phát sinh, ông sẽ kiểm tra và thảo luận với chủ trại giống, nếu vấn đề do trại giống gây ra thì ông sẽ nhận được lô giống khác thay thế.
Chuẩn bị ao nuôi
Triết lý của ông là “hãy để thiên nhiên giúp”. Khun Add đã áp dụng các kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi độc đáo, có thể có vẻ khác lạ các quy trình chuẩn mà những người nuôi khác thường sử dụng trọng việc phơi ao và chuẩn bị ao. Sau mỗi vụ thu hoạch, ông sẽ không phơi khô đáy ao, nhưng thay vào đó ngay lập tức cho đầy nước lấy từ các ao lắng là ao thực sự chứa nước từ các ao thu hoạch khác. Sau đó ông sẽ cho chạy ½ hệ thống sục khí đã lắp đặt trong ao trong vòng một tháng.
Việc làm này cơ bản là để cho tất cả các chất hữu cơ được tiêu hóa hoàn toàn ở điều kiện hiếu khí trong vòng một tuần. Trái ngược với quy trình tiêu chuẩn thả giống trong vòng một tuần, Add nhận thấy dù ông có chờ thêm 2 tuần nữa thì màu nước vẫn sẽ không ổn định và thả tôm trong điều kiện này sẽ dễ tổn thất. Thông thường, Khun Add sẽ đợi cho đến tuần thứ 4 trước khi thả giống vào ao.
Ông quyết định thả giống khi chắc chắn ao ở điều kiện tối ưu với lượng sinh vật đáy đủ để làm thức ăn cho tôm giống. Các loài sinh vật đáy gồm giáp xác chân chèo, giun đỏ hoặc trùn đỏ. Quá trình này được tạo ra như là “sự hồi phục của tự nhiên” trong ao.
Cuối cùng, Khun Add sẽ dọn sạch ao sau khoảng 7 – 10 vụ khi các ao đã thấy rõ là quá nông để nuôi tôm. Bùn thải từ vụ nuôi trước đó sau khi hoàn tất quá trình tiêu hóa/phân hủy hiếu khí sẽ cung cấp chất khoáng và dinh dưỡng tốt cho hệ thống ao nuôi và tôm. Tại trang trại này, bạn có thể nhìn thấy cỏ ở khắp mọi nơi. Điều này trái ngược với các trang trại khác khi bùn được rút bỏ sau hầu hết mọi vụ nuôi và khi máy kéo đến thì hầu hết nông dân cũng sẽ sửa chữa hoặc làm lại mương rãnh ao.
Quản lý
Bạn có thể đọc một vài bài viết trước đây của tôi (ví dụ, Quản lý nuôi tôm đối với biến đổi khí hậu, Tạp chí Aqua Culture Asia Pacific Tháng 7 – 8/2011), cách thực hành tiêu chuẩn là sục khí 1 HP có thể cung cấp oxy cho khoảng 400kg sinh khối tôm. Khun Add cho sục khí cao hơn mức an toàn rất nhiều. Ông cho chạy sục khí 4 HP cho ao có lượng sinh khối thu hoạch khoảng 1.200 kg. Ông thậm chí bắt đầu chạy sục khí ngay trong giai đoạn chuẩn bị ao nuôi.
Khun Add luôn đeo ở cổ 1 máy điều khiển đo oxy hòa tan (DO). Ông đi loanh quanh khu vực ao cả ngày lẫn đêm để đo và theo dõi mức DO. Ông nói đùa với tôi, “đây là bùa hộ mệnh giúp tôi luôn thành công trong nghề nuôi tôm.”
Cho tôm ăn theo nhu cầu
Một thay đổi khác so với quy trình chuẩn là cho ăn theo nhu cầu; và ông có thể là người đầu tiên, trên toàn cầu, tiếp nhận cách thực hành này từ bài viết của tôi “Cho tôm ăn hiệu quả” (Tạp chí Aqua Culture Asia Pacific Tháng 3 – 4/2011). Tôi đã thảo luận cách làm này với ông 10 năm trước đây sau khi tôi kiểm tra, nghiên cứu và phát triển kỹ thuật này. Ông là người nuôi tôm đầu tiên thử nghiệm kỹ thuật này.
Trong giai đoạn bùng nổ máy cho tôm ăn tự động ở Thái Lan, Khun Add bắt đầu sử dụng máy cho ăn tự động và ông nhận thấy nó giúp cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) từ 1,3 xuống 1,1. Hiện nay, 100 ao đều được trang bị máy cho ăn tự động. Sử dụng máy giúp giảm nhân công chăm sóc ao, trước là 4 – 5 ao/nhân công và nay là 6 – 8 ao/nhân công. Ông cũng đã thực hiện một số cải tiến cho phù hợp với kiểu nuôi của mình bằng cách điều chỉnh máy cho ăn tự động để rải thức ăn qua đĩa thay vì ống nhằm thu hẹp diện tích rải thức ăn do quy mô ao rất nhỏ.
Khun Add nuôi đạt được tỷ lệ sống trung bình là 80 – 90% với một số kết quả gần đây thể hiện ở Bảng 1.
Kích thướcao (m2) | Mật độ thả/ao(PL 10-12) | Ngày nuôi(DOC) | Cỡ thu hoạch(con/kg) | Thu hoạch(tấn/ao) | Hệ số chuyển đổi thức ăn(FCR) |
4.000 | 100.000 | 57 | 69 | 1,15 | 1,0 |
8.000 | 200.000 | 80 | 58 | 2,7 | 1,2 |
8.000 | 200.000 | 62 | 67 | 2,8 | 1,1 |
6.000 | 150.000 | 64 | 56 | 2,5 | 1,1 |
Công việc quản lý ao liên quan đến mật độ thả thấp, siêu sục khí, kích thước ao nhỏ, dựa vào thiên nhiên để chuẩn bị ao, vận dụng khoa học trong vận hành ao, sử dụng đội ngũ nhân viên được đào tạo tốt và sử dụng các nguồn đầu vào tốt nhất. Tỉ lệ thành công đạt khoảng 95% trong vụ nuôi dễ bị bệnh đốm trắng (WSSV) và 90% trong điều kiện bị đe doạ của EMS. Bất chấp những thách thức này, trang trại tiếp tục có những vụ nuôi thành công và ổn định, thu được tôm cỡ lớn với hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp.
Cuối cùng, thông điệp của Khun Add đến những người bạn cùng nuôi tôm là “Chúng ta cho tôm ăn tùy thuộc vào thiên nhiên hơn là vào 95% phần việc vận hành ao của chúng ta. Chúng ta phải hiểu bản chất và thực hiện các kỹ thuật quản lý sao cho phù hợp với thiên nhiên. Nếu kiềm chế được lòng tham và không khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bạn sẽ luôn thành công.”
Tags: nuoi tom, mo hinh nuoi tom, thuy san, nuoi trong thuy san, trang trai nuoi tom, con tom
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao