Tin nông nghiệp Cây chè vằng, cà gai leo được chế biến thành sản phẩm trà hòa tan

Cây chè vằng, cà gai leo được chế biến thành sản phẩm trà hòa tan

Author Thu Hà, publish date Thursday. August 9th, 2018

Người dân Quảng Trị đã nghiên cứu, chế biến chè vằng và cà gai leo trở thành trà hòa tan. chia sẵn gói dễ sử dụng.  

Cây cà gai leo hoang dại trở thành cây làm kinh tế tại Quảng Trị. Ảnh: Cagaileo.net

Chè vằng, cà gai leo là 2 cây dược liệu bản địa của nước ta, mọc ở nhiều nơi. Chè vằng có tác dụng lợi sữa sau sinh, giảm cân, giải độc gan, giảm mỡ máu. Cà gai leo có nhiều công dụng tốt cho gan.

Tại Quảng Trị, trước kia, chè vằng và cà gai leo mọc tự nhiên trong rừng. Dần dà, nhu cầu cây, lá nấu cao tăng lên, lượng cây mọc tự nhiên cạn kiệt, không kịp tái sinh.

Nhận thấy tiềm năng kinh tế, chính quyền địa phương đã hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng, đồng thời triển khai nghiên cứu để chế biến thành sản phẩm đầu ra. Năm 2016, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị chỉ đạo Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, phối hợp với Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên nghiên cứu quy trình chiết suất tinh chất từ cây chè vằng, cà gai leo. 

Thành quả nghiên cứu là quy trình chế biến, trà vằng, trà cà gai leo hòa tan, chia thành gói nhỏ liều lượng 25gram. Công trình được chính Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và công nghệ đưa vào ứng dụng, mỗi năm thu mua hàng trăm tấn cây chè vằng, cây cà gai leo cho người dân. 

Các quy trình sấy, nghiền, trích ly… được chế biến theo công nghệ Nhật Bản, giữ lại hàm lượng dược chất tối đa trong cây. Đồng thời, trung tâm tìm ra cách ương giống, quy trình chăm sóc sao cho dược tính của cây tốt nhất trong điều kiện thời tiết Quảng Trị. 

Quy trình trồng và chế biến cà gai leo thành trà. 

Quy trình nấu cao chè vằng truyền thống có nhiều nhược điểm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi đun lá chè vằng ở nhiệt độ cao trên 100 độ C có thể gây mất đi một số dược tính quý. Ngoài ra, cao chè vằng cũng gây bất tiện cho người dùng về liều lượng, phải tự cắt ra nên mỗi liều có thể dùng thừa hoặc thiếu. Sản phẩm trà hòa tan ra đời khắc phục các nhược điểm trên. 

Dây chuyền cô đặc tuần hoàn chân không trong chế biến trà vằng hòa tan. Ảnh: Bizmedia

Năm 2018, người dân nơi đây trồng 40ha chè vằng, 10ha cà gai leo theo phương pháp trồng phủ bạt và tuân theo đúng chuẩn trồng cây dược liệu (không thuốc trừ sâu hóa học, chỉ sử dụng phân hữu cơ, không thuốc diệt cỏ). 

Khoảng một năm, cây chè vằng, cà gai leo có thể thu hoạch, năng suất khoảng 14 tấn/ha. Giá thu mua ổn định 8.000 – 10.000 đồng/kg tươi, mang lại thu nhập 150 – 160 triệu đồng/ha cho người trồng. 


Related news

mo-hinh-bien-chat-thai-chan-nuoi-thanh-tien-o-hung-yen Mô hình "biến" chất thải… ky-thuat-trong-cay-mit-nghe-cao-san-nang-suat-vuot-troi Kỹ thuật trồng cây mít…