Chăm bón cho lúa cấy bằng máy
Trước đây khâu gieo cấy tốn nhiều lao động và chiếm chi phí cao nhất trong các công đoạn sản xuất. Trong thời đại khoa học công nghệ hiện nay, gieo cấy luôn được đổi mới và cải tiến. Hiện công nghệ gieo mạ, nhổ mạ rồi cúi cấy… còn rất ít người duy trì.
Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển phù hợp cho cả lúa cấy máy và lúa gieo sạ
Phổ biến nhất là gieo thẳng trên chân ruộng chủ động tưới tiêu, chân ruộng có thể cấy mạ nền cứng chủ động thì chuyển sang cấy bằng máy. Nhiều địa phương đã thực hiện dịch vụ gieo cấy trọn gói từ thóc giống, làm mạ khay đến cấy máy, chi phí thấp hơn so với thuê khoán lao động thủ công tới 100.000 - 150.000 đ/sào.
Mặc dù khâu gieo cấy rất quan trọng, song mang lại hiệu quả kinh tế không cao. Chẳng thế mà người xưa có câu “Công cấy là công bỏ, bón phân, làm cỏ là công ăn”, điều đó cho thấy bón phân, chăm sóc có tính chất quyết định nhiều hơn đến năng suất thóc và hiệu quả sản xuất.
Khác với cấy thủ công, máy cấy với khoảng cách hàng sông là 30cm, khoảng cách hàng tay là 12 - 14cm nên mật độ tối đa 25 - 26 khóm/m2; tùy thuộc kỹ thuật gieo mạ mà mỗi khóm lúa có 2 - 4 cây mạ. Vì vậy đòi hỏi khâu bón phân, chăm sóc tốt để lúa đẻ sớm, đẻ nhiều, đẻ tập trung, mỗi khóm trung bình có khoảng 9 - 10 bông to.
Theo các nhà khoa học, để tạo ra 1 tấn thóc cây lúa hút 24 - 28kg N; 7 - 9kg P2O5; 28 - 32kg K2O; 40 - 50kg SiO2 và nhiều nguyên tố trung, vi lượng khác. Mặt khác, cây lúa có hai thời kỳ sinh trưởng quan trọng và mẫn cảm với phân bón mà nếu thiếu hụt sẽ khó có thể được bù đắp; đó là thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ phân hóa đòng. Do vậy, phân bón cho lúa phải đáp ứng đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng, đồng thời phải cung cấp đúng thời điểm mới có thể cho năng suất tối ưu.
Nhiều năm qua phân bón Văn Điển đã được bà con nông dân cả nước tin dùng, đặc biệt cho lúa cấy máy, vừa giảm công chăm bón, vừa hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, giảm ô nhiễm môi trường, tăng năng suất, chất lượng gạo, giảm chi phí đầu tư, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển ngoài 3 chất dinh dưỡng đa lượng NPK còn chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng: Canxi, magie, silic, lưu huỳnh, sắt, kẽm, đồng, bo, mô líp đen, mangan. Phân chuyên bón lót, có các dòng sản phẩm: ĐYT NPK 5.10.3, ĐYT NPK 6.11.2, chứa lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa là 58 - 66%, với lượng bón lót từ 20 - 25 kg/sào Bắc Bộ là thỏa mãn tất cả các chất đa trung, vi lượng cho cây lúa trong thời kỳ làm đòng. Phân chuyên dùng bón thúc đẻ nhánh có các dòng sản phẩm ĐYT NPK 16.5.17, bón khoảng 10 - 12 kg/sào; sản phẩm ĐYT NPK 12:5:10 bón lượng 12 - 15 kg/sào là cây lúa thỏa mãn tất cả nhu cầu dinh dưỡng để đẻ nhánh.
Lưu ý: Tăng lượng phân lót, giảm phân thúc cho chân ruộng vàn thấp, chua phèn nhiều; giảm phân lót, tăng lượng và lần bón thúc cho chân ruộng vàn cao, pha cát…
Kỹ thuật bón:
Phân bón lót cần được vùi sâu và để dành phục vụ giai đoạn làm đòng đến nuôi bông, nuôi hạt. Cùng với các loại phân hữu cơ ủ mục, các sản phẩm ĐYT NPK chuyên bón lót công thức 6:11:2 hoặc 5:10:3 được bón trước hoặc khi đang bừa cấy; nếu đồng rộng, nước lớn, không có bờ ngăn thì sau khi bừa xong, chờ đứng nước là bón phân lót ngay; không được bón phân lót sau khi nước đã trong, bùn đã lắng. Sau khi nước trong, bùn lắng chặt thì gạn bớt nước trong rồi cấy máy.
Phân thúc bón sớm giúp cây lúa đẻ sớm, đẻ tập trung. Chân ruộng vàn, vàn cao, đất cát pha, thịt nhẹ; bón 1/3 lượng phân ĐYT NPK chuyên bón thúc công thức 12:5:10 hoặc 16:5:17, bón sau cấy 4 - 5 ngày; bón hết lượng còn lại sau đó 7 - 10 ngày. Chân ruộng vàn thấp bớt khoảng 1/3 lượng phân thúc và tập trung bón hết sau cấy 5 - 7 ngày (bón phân thúc khi ruộng cạn nước để ít mất phân và kích thích cây lúa đẻ nhánh sớm).
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao