Tôm thẻ chân trắng Chăm sóc ao nuôi cá trong mùa đông

Chăm sóc ao nuôi cá trong mùa đông

Publish date Wednesday. July 15th, 2015

Mỗi loài cá có khoảng nhiệt độ thích hợp riêng về nhiệt độ. Nhìn chung cá có thể chịu đựng với việc hạ thấp nhiệt độ tốt hơn khi nhiệt độ tăng cao. Một số loài nhạy cảm và dễ bị “stress” với nhiệt độ.

Nhiệt độ cao làm tăng trao đổi chất, do đó tăng tiêu hao Oxy. Cá cũng tăng sự mẫn cảm đối với vi khuẩn gây bệnh trong điều kiện nhiệt độ cao. Mặt khác, khi nhiệt độ tăng tính độc của kim loại nặng cũng tăng. Cùng với sự tăng cường độ hô hấp của cá và do đó gây ra tác động hợp lực ảnh hưởng xấu tới cá. Sự tăng, giảm đột ngột nhiệt độ sẽ trực tiếp gây sốc cho cá, làm tỉ lệ sống và khả năng đề kháng bệnh của cá thấp hơn rất nhiều so với cá sống trong khoảng nhiệt độ thích hợp. Ngoài ra, nhiệt độ cao còn ảnh hưởng đến sự chuyển tải oxy trong ao, đến hoạt tính của phân bón.

Nhiệt độ cao, còn là môi trường thuận lợi cho nhiều loài ký sinh trùng, nhiều nấm bệnh, nhiều loài tảo có hại phát triển. Không những thế, trong nước ao khi nhiệt độ càng cao quá trình phân giải chất hữu cơ càng mạnh. Nhiệt độ tăng 10oC thì tốc độ phân hủy chất hữu cơ tăng gấp 10 lần và tiêu hao oxy tăng gấp đôi. Quá trình phân hủy chất hữu cơ không chỉ tiêu hao nhiều oxy trong nước mà còn thải ra nhiều khí độc như cacbonic,  metan, ammoniac, sulfua hydro.

Chăm sóc ao cá nuôi trong mùa nóng:

Tạo vùng phân bố mát mẻ hơn cho cá bằng cách tăng độ sâu mực nước trong ao:

Trong ao nuôi thủy sản, nhiệt độ thay đổi lớn theo độ sâu cột nước, ở tầng mặt, nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm có thể lên đến 10oC, ở độ sâu khoảng 20 cm, nhiệt độ chênh lệch khoảng 5oC, ở đáy ao nhiệt độ ngày đêm chênh lệch khoảng 2oC. Nhiệt độ giảm dần từ mặt nước xuống đáy. Thông thường trong một ngày đêm, nhiệt độ cao nhất lúc 14 – 16 giờ và thấp nhất lúc 2 – 5 giờ.

Trên cơ sở đó, để giảm bớt hiện tượng cá bị sốc do chênh lệch nhiệt độ trong ngày đêm quá lớn và cũng để giảm bớt nhiệt độ môi trường tạo vùng phân bố mát hơn cho cá trong mùa nóng cần đảm bảo độ sâu mực nước trong ao. Cường độ ánh sáng biến đổi thành nhiệt và sẽ triệt tiêu khi xuyên qua 1 m nước đầu tiên. Vì vậy, các ao nuôi cá nên bổ sung nước vào mùa nóng đảm bảo độ sâu tối thiểu 1,2 m.

- Đảm bảo lượng oxy hòa tan:

Khi quá trình thiếu oxy (O2) và thừa cacbonic (CO2) xảy ra làm cá bị ngạt thở, nổi đầu. Hiện tượng này thường xảy ra ở ao ít hoặc không có khả năng thay đổi nước hường xuyên, chất hữu cơ tích tụ nhiều ở đáy ao, mật độ thả quá cao. Tình trạng này kéo dài, cá càng bị ngạt thở, nhịp thở càng gấp hơn. Sau một thời gian cá yếu dần rồi chết. Nếu trong ao nuôi, cá nổi đầu từ chập tối hoặc gần trưa nắng lên mà cá vẫn nổi đầu là ao thiếu oxy nghiêm trọng, cần phải tiến hành xử lý ngay. Tăng cường thêm oxy cho ao bằng cách bơm thêm nước sạch vào ao và phun mưa trên mặt ao, tháo bớt nước cũ ra ngoài, sục khí.

- Giữ nền đáy ao sạch, có thể hút loại bỏ bùn đáy hoặc xử lý lớp hữu cơ đáy ao bằng vôi bột hoặc Zeolite.

- Giảm lượng thức ăn trong ngày từ 30 – 40 %, hoặc bỏ cử ăn vào buổi trưa.

- Trộn Vitamine C vào thức ăn, tăng cường sức đề kháng và khả năng chống chịu với stress cho cá

- Ngoài ra, khi đánh bắt và vận chuyển cá trong mùa nóng cần phải tiến hành vào lúc sáng sớm, mát trời. Không nên làm thay đổi nhiệt độ nước đột ngột để tránh cho cá khỏi bị sốc.

- Sự thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột, quá 4 - 6oC làm cá hương và cá giống của nhiều loài cá bị sốc, tê liệt và chết. Nên khi chuyển cá bột, hương bằng túi Polyethylen (PE) có bơm oxy, thì cho cả túi cá xuống ao ngâm 15 - 20 phút để nhiệt độ trong túi cá và ở ao gần như ngang nhau, mới mở miệng túi, thả cá ra ngoài ao.

Tags: cham soc ao nuoi ca, ky thuat nuoi ca, nuoi ca trong mua dong, nuoi trong thuy san


Related news

tiep-suc-tom-vuot-qua-stress Tiếp sức tôm vượt qua… ky-thuat-nuoi-tom-ket-hop-voi-cua Kỹ thuật nuôi tôm kết…