Chăm sóc cà phê giai đoạn phân hóa mầm hoa
Cây cà phê sau một năm mang trái bị mất sức sinh trưởng rất nhiều, đặc biệt trong giai đoạn cây cho thu hoạch cũng là giai đoạn cây phân hóa mầm hoa.
Cây cà phê giai đoạn cho thu hoạch cũng là giai đoạn phân hóa mầm hoa. Ảnh minh họa: internet
PGS - Tiến sĩ Lê Quang Hưng, nguyên Trưởng Khoa Nông học – Trường Đại học Nông Lâm TPHCM trao đổi về kỹ thuật chăm sóc cà phê giai đoạn phân hóa mầm hoa.
Theo PGS - Tiến sĩ Lê Quang Hưng, quá trình thụ phấn của cây cà phê được xác định là giai đoạn trước khi nở hoa khoảng 1 tuần cho đến khi hoa treo chuông. Khi đó, cánh hoa khô và trái non đã hình thành sau 15 ngày. Thời gian này rất ngắn nên nhà vườn cần quan tâm đến một số yếu tố quan trọng như sau:
- Thứ nhất, hạt phấn nở hoa, sống trong vòng 1 ngày và di chuyển được 3 mét. Do đó, nhà vườn cần chú ý làm sao để hạt phấn sống lâu hơn ngoài không khí và hạt phấn nảy mầm tốt.
- Thứ hai, vấn đề dinh dưỡng: để giúp quá trình thụ phấn tốt, nở hoa nhiều, đậu trái tốt cây cần có lượng dinh dưỡng đầy đủ.
Đối với vườn cà phê cho 5 tấn nhân/hecta, nhà vườn cần lượng phân chuồng 10 kg/gốc; phân NPK với hàm lượng: 250 kg đạm, 200 kg lân, 300 kg kali.
Đối với vườn cà phê cho 7 tấn nhân/hecta, lượng phân NPK cần bón cho cây cà phê là 350:250:400 và chia làm 6 lần bón.
Giai đoạn trước khi cây nở hoa khoảng 1 tuần, nhà vườn cần bổ sung thêm lượng phân bón lá Ga 3 (axit Gibberellin) nồng độ 50 BBM (50 phần triệu), phun sương vào cành mang hoa. Việc này sẽ giúp hạt phấn phát triển mạnh, hạt phấn sống lâu hơn ở ngoài không khí đến 2 – 3 ngày, tỷ lệ nảy mầm cao, tỷ lệ thụ phấn tốt, đậu trái nhanh.
Ngoài ra cũng cần bón bổ sung thêm lượng Bo với nồng độ từ 10 – 20 BBM sẽ làm tăng quá trình thụ phấn và đậu trái của cà phê.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao