Tôm thẻ chân trắng Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng Nước Trong Nuôi Trồng Thủy Sản (P7)

Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng Nước Trong Nuôi Trồng Thủy Sản (P7)

Publish date Thursday. October 9th, 2014

Water Exchange - Thay Nước

Khi mật độ nuôi thả tăng lên, vấn đề quan trọng hàng đầu là có một nguồn cung cấp nước đáng tin cậy và duy trì chất lượng nước tốt. Cho đến nay, ngoài sục khí hoặc sử dụng các biện pháp tăng cường chất lượng nước như làm vệ sinh nước, sử dụng zeolit, v.v…, thì thay nước vẫn là phương pháp phổ biến rộng rãi cũng như mang hiệu quả cao nhất để duy trì chất lượng nước tốt.

Nói chung, việc thay nước được sử dụng để điều chỉnh độ mặn như mong muốn, loại bỏ các chất chuyển hóa dư thừa, giữ tảo khỏe mạnh để sản xuất nguồn oxy dồi dào, và điều chỉnh nhiệt độ nước trong ao, hồ. Tần suất thay nước thay đổi theo thời gian sản xuất, mật độ nuôi thả và tổng sinh khối, mức năng suất tự nhiên, độ đục của nước, nguồn và lượng nước.

Nguyên tắc của việc thay nước là thay đổi nước theo cách mà chất lượng nước được thay đổi dần dần thay vì đột ngột. Trong các hệ thống bán thâm canh, việc thay nước thường xuyên và thậm chí là đôi lúc liên tục thay nước với tốc độ chảy nhỏ được sử dụng.

Ngoài ra, bất ngờ thêm vào một lượng lớn nước trong các ao nhỏ có thể dẫn đến sự thay đổi môi trường đột ngột mà có thể gây ra căng thẳng cho môi trường nuôi trồng và sinh vật nuôi. Vì vậy, thay thế một lượng nước lớn không được khuyến khích trừ khi có hiện tượng sinh vật phù du đột ngột chết hàng loạt, lượng oxy thấp ở mức báo động, hoặc sau khi sử dụng hóa chất.

Việc thay nước liên tục cần sử máy quạt nước kèm theo để nước trong ao hoàn toàn hòa lẫn. Nếu không, nó sẽ gây ra sự khác biệt lớn về chất lượng nước trong ao và sự phân phối không đồng đều đến môi trường nuôi trồng dưới đáy ao.

Hạ thấp mực nước và thêm lượng nước mới vào hồ không được khuyến khích, đặc biệt là vào ban ngày trong mùa hè. Tăng nhiệt độ nước trong khi hạ mực nước, có thể làm giảm khả năng giữ oxy trong nước và đẩy nhanh sự thoái hóa dưới đáy ao, dẫn đến tình trạng thiếu ôxy. Tốt hơn là chúng ta nên thêm nước mới vào ao hồ theo tỷ lể thay đổi đã được xác định trước, và sử dụng máy quạt nước để đồng nhất nước trong ao và sau đó xả nước.

Cần xem xét việc thoát nước ở cả bên dưới và bên trên bề mặt ao hồ. Chất lượng nước ở lớp đáy ao hồ thường xấu hơn tầng nước gần bề mặt. Nước ở bề mặt nên được thải ra khi có cặn bã, tôm hoặc phân tôm và sinh vật phù du chết nổi. Trong và sau khi có mưa lớn, làm giảm mật độ nước ngọt ở lớp bề mặt bằng việc thoát nước ra để tránh sự thay đổi độ mặn trong hồ.

Việc giảm độ mặn nhiều hơn 5 ppt, tại những thời điểm như vậy, việc thay nước trong ao hồ không được khuyến khích. Sự thay đổi mạnh về độ mặn có thể làm thay đổi hệ động vật thực vật phù du, mật độ, và dẫn đến sự mất ổn định của hệ sinh thái.

Việc thay nước là phương pháp đầu tiên để cải thiện quản lý ao nuôi, trừ những trường hợp sau:

• Nước chất lượng tốt không có sẵn.
• Nên tránh việc thay đổi mạnh đến môi trường ao nuôi.
• Môi trường nuôi trồng và sinh vật nuôi đã bị suy yếu nhiều vì sự suy giảm dinh dưỡng và bị nhiễm bệnh
• Ao nuôi đang được được điều trị bằng hóa chất và thuốc thủy sản.

Trong khi thay nước, một vài thông số cần lưu ý như độ pH, độ mặn, nhiệt độ, độ đục và các thông số khác liên quan đến việc xác định môi trường ao nuôi tốt.

Trong tháng đầu tiên, canh tác nước là quan trọng nhất; do đó chỉ cần thực hiện việc đưa nước thay vào ao hồ ở mức độ thấp, đủ để cho nước bay hơi và thẩm thấu thay cho việc thay nước ồ ạt. Vì môi trường nuôi trồng xuất phát từ mức độ ô nhiễm khác nhau và mục đích của việc thay nước là để giảm ô nhiễm bởi ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến tôm / sự phát triển của tôm.

Về cơ bản, mật độ nước thay được xác định bằng cách duy trì phạm vi tối ưu các thông số đã nói ở trên và đặc biệt là về số lượng sinh khối.

Chất lượng nước đạt yêu cầu được thực hiện bằng cách sử dụng kỹ thuật quản lý ao nuôi như sau: kiểm soát việc thay nước. Việc thay nước được thực hiện hàng ngày, như thói quen, hoặc việc thay nước nhiều hơn thường lệ được khuyến khích thực hiện để ngăn chặn sự khởi đầu của một vấn đề hoặc ngăn chặn khủng hoảng trong quản lý ao nuôi.

• Kết hợp việc thay nước và đảm bảo môi trường màu mỡ để duy trì quần thể tảo trong ao hồ.
• Tránh việc cho ăn quá nhiều thông qua quản lý khay ăn (nhá) một cách thích hợp.
Sục khí.
• Liên tục, hoặc định kỳ loại bỏ các chất hữu cơ tích lũy từ dưới đáy ao (xi-phông).
• Duy trì mật độ vi khuẩn cao, ví dụ vi khuẩn có ích kết hợp với lưu thông nước và sục khí.

Một mình việc thay nước không chứng thực được nồng độ oxy hòa tan trừ khi có sự khác biệt đáng kể giữa nồng độ oxy hòa tan trong lượng nước đưa vào và lượng nước đã có trong ao nuôi.

Trong các trang trại thực hành phương pháp thay nước từng bước, lợi ích của việc thay nước đưa nước vào ao nuôi theo lịch trình được tối đa hóa. Một phương pháp hiệu quả để đạt được chất lượng nước mong muốn trong môi trường nuôi trồng là giảm định kỳ mực nước trong ao từ 25-50 cm, tiếp theo là đồng thời thay nước từ 12-24 giờ ở độ độ cao cột nước đã giảm.

Vì lượng nước trong ao được giảm nên môt lương lớn nước thay được thực hiện trong một thời gian ngắn hơn. Đây là khuyến cáo để đạt được những điều sau đây:

-Tạm thời cải thiện nồng độ oxy hòa tan bằng cách cắt bỏ các quần thể tảo nằm dưới “độ sâu cân bằng giữa quang hợp và hô hấp” của ao, đó là độ sâu mà tại đó sản xuất oxy và hô hấp của thực vật phù du là bằng nhau. Các thực vật phù du nằm dưới “độ sâu cân bằng giữa quang hợp và hô hấp” là nguồn tiêu thụ oxy. “Độ sâu cân bằng giữa quang hợp và hô hấp” là khoảng chiều sâu tương ứng với hai lần độ sâu đĩa secchi.

Ngăn chặn sự gia tăng của các loài tảo không mong muốn. Việc thay nước có thể làm giảm mật độ của các loài không mong muốn. Nếu việc bón phân và tiêm phòng được thực hiện đồng thời với việc trao đổi nước, có thể đạt được môi trường cho các loài thích hợp. Việc giảm khối lượng ao làm tăng ảnh hưởng của phân bón.

-Yêu cầu thay nước thường xuyên được xác định bởi tôm /sinh khối, tỷ lệ cho ăn, thực vật phù du, mật độ vi sinh vật và sự hiện diện hay vắng mặt của thiết bị sục khí và hệ thống xử lý cặn. Thay nước hàng ngày có tương quan với sinh khối tôm / tôm, điều chỉnh phù hợp với lượng oxy hòa tan và kiểm tra đĩa secchi (độ trong của nước).

-Đánh dấu biểu đồ vào buổi sang, và buổi chiều đo nồng độ oxy hòa tan và đọc đĩa secchi tạo điều kiện phát hiện sớm các xu hướng, nhờ đó sẽ đưa ra các điều chỉnh thích hợp trong chương trình thay nước. Ban đêm, lượng oxy hòa tan có thể được dự đoán bằng cách đọc đồ thị oxy hòa tan vào hoàng hôn và trong đêm, và suy kết quả cho bình minh.

Mặc dù có thể duy trì một sinh khối tôm lớn với tỷ lệ thay nước thấp, chi phí bơm thường ít hơn 10% tổng chi phí sản xuất, và trừ khi nguồn nước bị hạn chế, thì điều này không được khuyến khích để giảm việc thay nước trong hệ thống bán thâm canh chỉ đơn giản là để giảm thiểu chi phí.

Việc thay đổi nước nhiều làm giảm nguy cơ chất lượng nước, các vấn đề liên quan đến bệnh. Đây cũng là một trong số ít các công cụ quản lý có sẵn để bảo tồn sự sống còn trong bệnh động vật mà không dựa vào việc sử dụng hóa chất.

(Còn tiếp)

Source (trích lục): WATER QUALITY FOR POND AQUACULTURE
Claude E.Boyd - Department of Fisheries And Allied Aquacultures Auburn University, Alabama 36849 USA

Biên dịch viên: Vân Anh
Ghi rõ nguồn www.2lua.vn khi trích dẫn, sao chép nội dung bài viết này.


Related news

chat-luong-nuoc-va-quan-ly-chat-luong-nuoc-trong-nuoi-trong-thuy-san-p8 Chất Lượng Nước Và Quản… nuoi-tom-theo-qui-trinh-3-pha-trong-ao-o-honduras Nuôi Tôm Theo Qui Trình…