Mô hình kinh tế Chế Tạo Thành Công Vật Liệu Mới Bảo Quản Rau Quả Sau Thu Hoạch

Chế Tạo Thành Công Vật Liệu Mới Bảo Quản Rau Quả Sau Thu Hoạch

Publish date Sunday. February 26th, 2012

Khó khăn trong bảo quản rau quả sau thu hoạch

Vườn chuối của gia đình ông Phạm Văn Huỳnh ở xã An Thành – Tứ Kỳ - Hải Dương cho thu hoạch quanh năm không kể mùa. Các thương lái thường vào tận vườn đặt mua khi chuối còn xanh. Tuy nhiên khi buồng chuối đến độ chín mà chưa có người đặt, ông Huỳnh phải chặt mang về nhà. Chuối khi đã chặt thường xuống nhựa và chín nhanh hơn. Không có khách mua, ông Huỳnh thưởng phải để ăn, biếu họ hàng, làng xóm.
Ông Phạm Văn Huỳnh chia sẻ: “Thấy chín là tôi phải cắt ngay, mùa này có thể để khoảng 1 tuần là bình thường nó không chín thêm mấy, còn mùa hè nóng thì nó chín nhanh lắm, khi bán thì người ta chỉ vận chuyển chuối xanh thôi vì thấy chín là ít mua vì nó dễ bị dập nát, mãu mã xấu, đi xa không mang tiện. Nếu có cách nào bảo quản được chuối mà không ảnh huongr tói chất lương thì chúng tôi hưởng ứng.”
Theo đánh giá của Bộ NNN & PTNT thì hiện nay tỉ lệ hư hỏng rau quả sau thu hoạch ở nước ta còn khá cao, khoảng 20% tổng sản lượng. Vấn đề bảo quản sau thu hoạch các loại rau, hoa quả đang là bài toán khó đối với người nông dân.
Chế tạo thành công màng bao gói khí quyển biến đổi
Để giảm thiểu tổn thất cho người nông dân sau thu hoạch, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm tìm ra cách thức bảo quản rau quả, trong đó màng bao gói khí quyển biến đổi gọi tắt là màng MAP của Viện Hóa học được đánh giá có nhiều triển vọng. Loại màng bảo quản này giúp điều tiết cho môi trường khí quyển bên trong bao gói thích hợp và tối ưu hoá với quá trình giữ cho hoa quả được tươi tốt, ức chế các tác nhân gây hỏng, giảm sự mất nước cũng như quá trình chín tiếp của hoa quả.  
Là một trong những kỹ sư đã chế tạo ra màng MAP, TS Đinh Gia Thành giải thích về nguyên lý tạo ra màng MAP: “Quả sau khi thu hoạch vẫn là một tế bào sống, vẫn tiếp tục chín, trong quả vẫn diễn ra quá trình biến đổi, sinh lý rất phức tạp. Nếu bình thường ta để ra ngoài thì chúng sẽ mất hơi nước, khô, chín và nẫu…Trên nguyên lý đó chúng ta sẽ bao bọc quả bằng một lớp màng có tác dụng ức chế mất nước.”
Hiệu quả của màng MAP
Cũng có nguồn gốc từ nhựa polyetylen, nhưng màng MAP của Viện Hóa học đã được điều chỉnh các chất phụ gia có nguồn gốc vô cơ, an toàn, không độc hại và chi phí thấp. Để kiểm tra tính hiệu quả của màng MAP, với điều kiện bảo quản tại các nông hộ, các nhà khoa học đã xây dựng mô hình bảo quản trên 3 đối tượng quả phổ biến là vãi, nhãn, mận.
Với mô hình 2 tấn vải quả vải tại Bắc Giang, nếu để trong túi PE thông thường chỉ sau 5 – 7 ngày là quả vải bị khô và hỏng hoàn toàn, Tuy nhiên nếu sử dụng màng MAP, bao với khối lượng 5kg 1 màng, vải sau 4 tuần vẫn tươi, tỉ lệ thâm vỏ không đáng kể, mùi vị, độ ngọt, độ cứng hầu như không thay đổi. Hiệu quả kinh tế tăng gần 80%.
Tương tự đối với quả nhãn lồng Hưng Yên, thời gian bảo quản cũng kéo dài gấp 3 lần nếu như không bảo quản, do đó người trồng nhãn có thể chủ động điều chỉnh thời diểm đưa nhãn ra thị trường để tăng hiệu quả kinh tế. Theo hiệp hội nhãn lồng Hưng Yên thì do không sử dụng hóa chất, lại dễ sử dụng nên màng MAP đang được rất nhiều bà con quan tâm.
Riêng với mô hình thử nghiệm 1 tấn mận tại Lào Cai thì mận có thể giữ tươi sau 8 tuần mà không hề làm thay đổi đáng kể các chỉ tiêu chất lượng, cảm quan của quả.
Nếu không có kho lạnh, bà con có thể để hoa quả được bao gói trong điều kiện râm mát, độ ẩm thấp. Không chỉ 3 đối tượng này mà trên các loại quả khác, màng MAP đều có tác dụng kéo dài thời gian bảo quản.
Thử nghiệm cho thấy màng MAP có tác dụng kéo dài thời gian bảo quản của những loại trái cây này từ 3 - 4 lần, tỷ lệ hao hụt sau 4 tuần chỉ khoảng 5%. TS Đinh Gia Thành đánh giá về ưu điểm của màng MAP: “Nếu không sử dụng thì tỷ lệ hao hụt khoảng từ 20 – 60%. Còn nếu sử dụng màng thì tỷ lệ này giảm còn khoảng 10 % thôi. Rõ ràng bài toán kinh tế rất lớn.”
Với việc chế tạo ra màng MAP, các nhà khoa học Việt Nam đã hoàn thiện một bước công nghệ bảo quản các sản phẩm dễ héo ở nước ta như vải, nhãn, mận, đào, chôm chôm, xoài, chuối…cũng như các loại rau, hoa để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đạt giá trị cao. Sản phẩm này đã mở ra triển vọng cho ngành công nghệ bảo quản sau thu hoạch, góp phần nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản Việt Nam trên thị trường tiêu dùng.


Related news

nong-dan-khong-man-ma-voi-trong-rau-an-toan Nông Dân Không Mặn Mà… sap-dien-ra-ildex-vietnam-2012-noi-hoi-tu-cua-xu-the-thoi-dai Sắp Diễn Ra ILDEX VIETNAM…