Tin thủy sản Chiến lược nuôi trồng thủy sản bền vững dựa vào đất liền - Phần 7

Chiến lược nuôi trồng thủy sản bền vững dựa vào đất liền - Phần 7

Author 2LUA.VN biên dịch, publish date Wednesday. September 18th, 2019

Chú ý!

9/ Quy tắc tiếp cận mặt nước

Nên liên hệ với Văn phòng Nước (NOW) để xác định các quy tắc cấp phép tiếp cận nước hiện hành áp dụng cho các quyền sở hữu cơ bản, trên trang trại đập, khai thác từ nguồn nước và bất kỳ lệnh cấm giấy phép mặt nước nào cũng có thể áp dụng cho một địa điểm được chọn.

Tiếp cận nước ngầm

Tất cả các lỗ khoan nước ngầm phải có đường kính được phê duyệt, được lót và giới hạn theo các tiêu chuẩn cần thiết và được cấp phép bởi NOW.

Bạn sẽ cần tham khảo với NOW về các nguyên tắc và vấn đề cần xem xét liên quan đến nước ngầm, ví dụ:

- Chất lượng nước ngầm, số lượng và điểm yếu;

- Các mối đe dọa và bảo vệ tài nguyên;

- Bảo tồn tài nguyên nước.

Chú ý

10/ Quy tắc tiếp cận nước ngầm

Theo Mục 112 của Điều luật về Nước 1912, bất kỳ ai sử dụng giếng khoan cũng phải có giấy phép sử dụng nước ngầm.  Có một số tầng chứa nước phù sa ở NSW bị cấm, và do đó không có giấy phép để phê duyệt.  Tuy nhiên, các đơn xin thì có thể được thực hiện để chuyển sự phân bổ từ giấy phép hiện có.

Bất kỳ đề xuất sử dụng nước ngầm nào trong các khu vực sở hữu ASS (loại đất sunfat) sẽ cần đánh giá môi trường đáng kể để đảm bảo rằng việc khai thác như vậy sẽ không hạ thấp mực nước ngầm xuống mức dẫn đến sự hình thành của nước ngầm có tính axit.  NOW thường sẽ yêu cầu đánh giá đầy đủ về bất kỳ công trình nào trong các khu vực được ghi nhận là có nguồn nước ngầm dễ bị xâm phạm hoặc tiềm năng đáng kể đối với ASS.  

Cần có giấy phép hoặc phê duyệt trước khi xây dựng bất kỳ lỗ khoan nào và tất cả các đơn xin cấp phép đều được đánh giá từ NOW.

Các địa điểm  có nguồn nước ngầm sạch chất lượng cao có thể uống được trong bán kính trong vòng 3 mét sẽ được yêu cầu điều tra chi tiết.  Chất lượng nước ngầm bên dưới không chịu bất kì rủi ro nào bởi hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các ao nước mặn nằm trên tầng chứa nước ngọt.  Bất kỳ nguồn nước ngầm nào dùng để uống có nguồn gốc từ nuôi trồng thủy sản được đề xuất đều bị từ chối.

Tái sử dụng nước sạch từ ao hồ hoặc nước chế biến.

Có nhiều lợi ích kinh tế và môi trường đáng kể cho việc tái sử dụng lại nước.  Những mục đích đó bao gồm thủy canh, làm vườn hoặc nông nghiệp tưới tiêu.  Bất kỳ kế hoạch tưới nào liên quan đến nuôi trồng thủy sản nên được coi là một quá trình gia tăng giá trị sử dụng nước thải.

Vị trí ao

XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM TỐI ƯU

Một khu vực nuôi trồng thủy sản ao không nằm trong khu vực nước ngầm cao (trong phạm vi bề mặt 3 mét), hoặc các khu vực rất dễ bị ô nhiễm, nước ngầm được sử dụng để dự trữ, sinh hoạt trong gia đình và thị trấn.

Nếu khu vực của bạn là một nơi có ASS, bạn cần xem xét giảm thiểu chi phí  việc tạo và chảy axit vào ao hoặc môi trường lân cận.

Các địa điểm có nước ngầm cao có nguy cơ cao cho việc xây dựng và quản lý ao.  Có thể khó xây dựng các ao và ngăn chặn sự rò rỉ. Cũng có thể không thể thoát nước và làm khô hết các ao được xây dựng ở những khu vực như vậy, đó là những điều cần thiết để quản lý ao hiệu quả.

Nguy cơ lũ lụt

XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM TỐI ƯU

Một địa điểm không nằm trong khu vực có nguy cơ lũ lụt, và hoặc sẽ không cản trở dòng chảy của nước lũ hoặc ảnh hưởng đến việc thoát nước mưa.  Một địa điểm  nơi mà có sự phát triển tương thích với kế hoạch quản lý rào chắn vùng đồng bằng của Council hoặc DECCW.

Các ao nuôi trồng thủy sản nước ngọt nên được xây dựng trên mức lũ tối đa có thể xảy ra ở hệ thống thoát nước phía đông và được xây dựng để không bị ngập bởi việc xả lũ 1: 100 ARI (khoảng thời gian tái phát trung bình) trong hệ thống thoát nước phía tây.  Ở hệ thống thoát nước phía tây nếu dữ liệu không có sẵn về sự kiện lũ lụt 1: 100 ARI thì nên xem xét mức lũ cao nhất lịch sử để làm chuẩn.  Khu vực nuôi trồng thủy sản trong khu vực lập kế hoạch lũ có khả năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nước lũ đều được tránh khỏi nguy cơ. Tùy theo đánh giá cụ thể mà các ao sử dụng ở cửa sông hoặc gần biển có được xây dựng trên mức lũ 1:100 ARI hay không. Nếu không thể thoát nước được khi có bão thì cần một không gian chứa lượng nước đó để không ảnh hưởng đến các thuộc tính hoặc hệ sinh thái lân cận.

Bảo vệ đường thủy

XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM TỐI ƯU

Một địa điểm cho phép tất cả các thiết bị lắp đặt (trừ đường ống) cách khu vực ven sông ít nhất 50 mét.

Việc tách biệt giữa cơ sở và bất kỳ mạch nước tự nhiên nào là cần thiết để tránh xáo trộn thảm thực vật ven sông và cho phép các quá trình thủy văn tự nhiên (như xói mòn bờ) mà không gây nguy hiểm cho ao hoặc cơ sở xây dưng.

Các khu vực rào chắn bị xáo trộn nên được khôi phục lại để chống xói mòn và giảm thiểu dòng chảy trong lòng nước. Cần có một vùng rào chắn thực vật dài ít nhất 20 đến 40 mét giữa bất kỳ khu vực tưới nước thải nào và bờ cao của bất kỳ nguồn nước liền kề nào.

Lời khuyên!

Nên sử dụng vùng rào chắn dài hơn 40 mét sẽ tránh thiệt hại nhưng cần được sự phê duyệt các hoạt động được kiểm soát theo Điều luật Quản lý Nước năm 2000. Ngoài ra, các địa điểm của thổ dân thường ở gần kề thủy lợi và sự thiết lập lại có thể làm giảm khả năng làm xáo trộn đối với các địa điểm của thổ dân.

Nhiệt độ nước tại một địa điểm

Nhiệt độ nước là yếu tố hạn chế chính trong việc lựa chọn loài và cần được xem xét khi chọn địa điểm. Thông tin về nhiệt độ nước ngọt có sẵn cho một số hệ thống sông, tuy nhiên cần lưu ý rằng nhiệt độ nước trong các cơ sở nuôi cấy thường cao hơn nhiều. Thông tin về nhiệt độ cửa sông và nước biển có thể được tìm thấy bằng cách sử dụng liên kết web sau đây cho một số địa điểm ven biển của tiểu bang NSW


Related news

chien-luoc-nuoi-trong-thuy-san-ben-vung-dua-vao-dat-lien-phan-8 Chiến lược nuôi trồng thủy… chien-luoc-nuoi-trong-thuy-san-ben-vung-dua-vao-dat-lien-phan-6 Chiến lược nuôi trồng thủy…