Chọn và thả tôm giống đúng kỹ thuật
1. Cách chọn tôm giống
Không mua tôm giống không rõ nguồn gốc và không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
Nên mua tôm giống ở những trại có uy tín (giống tốt, ít dịch bệnh, chất lượng ổn định).
a) Quan sát hình dạng bên ngoài
Lấy mẫu tôm từ đáy bể, cho tôm vào chén và khuấy nhanh nước trong chén. Nếu hầu hết tôm tập trung ở giữa chén thì có nghĩa là tôm yếu và mẻ giống đó xấu không nên chọn.
Lựa chọn các bể giống có nhiều tôm giống cùng cỡ như nhau, PL15 có chiều dài khoảng 10-12 mm. Nếu tôm nhỏ hơn thì chưa đạt tiêu chuẩn để thả. Nếu có sự chênh lệch lớn về kích cỡ tôm giống thì có thể tôm bị bệnh, bị đói và chất lượng kém.
Nếu có kính lúp, thì lấy ngẫu nhiên 15 con tôm giống trong cùng một bể và xem qua kính lúp. Trường hợp thấy gan tụy và ruột nhỏ hoặc không có thức ăn, có các sinh vật bám vào thân, chân tôm và gây bẩn hay có con bị gẫy chân, râu… chứng tỏ mẻ giống đó không tốt.
b) Gây sốc bằng formol
Lấy 100-200 con tôm giống cho vào 10 lít nước lấy từ bể giống và thêm 4 ml formol, đồng thời sục khí. Sau 30-45 phút, nếu tôm chết nhiều hơn 5% là giống không tốt và không nên mua.
c) Kiểm tra bằng phương pháp PCR
Lấy khoảng 60 tôm giống cùng bể giống, bỏ vào túi nhựa có bơm oxy và mang tới phòng thí nghiệm để kiểm tra vi-rút MBV, đốm trắng và đầu vàng.
2. Vấn đề thả giống
Thả giống phải tuân thủ theo lịch thời vụ của cơ quan quản lý thủy sản địa phương.
Mỗi ao nuôi cần thả đủ lượng giống trong một lần. Toàn trại (một khu vực) nuôi nên tập trung thả giống trong thời gian 3-4 ngày.
Đối với hình thức nuôi tôm công nghiệp, nên chạy quạt nước từ đêm hôm trước đến sáng sớm hôm sau, để đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong nước đạt >5mg/l, sau đó tắt quạt và tiến hành thả tôm giống.
Nên thả tôm giống xuống ao nuôi vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, không thả lúc trời mưa, lúc điều kiện môi trường ao nuôi chưa phù hợp. Chọn đầu hướng gió để thả tôm giúp tôm phân tán khắp ao và tránh làm đục nước ở khu vực thả giống.
Trường hợp độ mặn của nước trong bọc tôm và nước trong ao nuôi chênh lệch nhau không quá 5%o: thả nổi các bọc tôm mới chuyển trên mặt ao trong khoảng 10-15 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bọc, sau đó mở bọc cho tôm bơi ra từ từ.
Trường hợp độ mặn chênh lệch lớn hơn 5%o: cho tôm mới chuyển về vào các thau lớn có sục khí, sau đó cho thêm nước ao vào thau từ từ để tôm thích nghi dần độ mặn của nước ao và các yếu tố môi trường khác. Thời gian thuần khoảng 30-40 phút, sau đó nghiêng thau cho tôm bơi ra từ từ. Tôm sau khi thả xuống ao, bơi chìm xuống đáy ao, không bám theo mí nước, không nổi trên mặt nước chứng tỏ tôm khỏe và đã thích nghi với môi trường ao nuôi.
Nếu có điều kiện, nên vèo tôm trên bể xi-măng hoặc composite trong 1-2 ngày để cân bằng độ mặn, chuẩn bị ao nuôi tốt hơn và hồi phục sức khỏe tôm do vận chuyển. Lưu ý, tôm giống được vèo trên bể phải được cho ăn xen kẻ artemia và thức ăn tổng hợp.
Tags: chon va tha tom giong, tha tom giong dung ky thuat, ky thuat nuoi tom giong, nuoi tom, nuoi thuy san
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao